Tái Thẩm Định QĐVNCH

(Bài diễn thuyết của Lewis Sorley tại Trung Tâm Việt Nam,

Đại Học Texas Tech Lubbock,

Ngày 17 tháng 3 năm 2006)

A Lecture Delivered at the Vietnam Center Texas Tech University Lubbock, Texas 17 March 2006 by Lewis Sorley)

http://blog.vvfh.org/2017/03/reassessing-arvn/

http://nguyentin.tripod.com/arvn-sorley-2.htm

*****

~  Lê Bá Hùng chuyển ngữ  ~

Quốc Hận 2017

Huy Hiệu Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa

Không thể nào mà chỉ trong có một bài biên khảo thôi, mà chúng ta lại có thể bàn luận được tới mọi khía cạnh về khả năng của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa xuyên suốt qua một tiến trình nỗ lực lâu dài và phức tạp như là Cuộc Chiến Việt Nam. Vì vậy, trong sáng hôm nay, tôi xin được chỉ nói đến một vài khía cạnh đã được chọn lọc trước, và sẽ trình bày qua hình thức của tám phần, với hai phụ đính ‘sidebars’ và một kết luận rất ngắn gọn.

Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vẫn thường trao thưởng những huy chương chiến trận cho các quân nhân Mỹ từng phục vụ trong Cuộc Chiến Việt Nam. Mỗi huy chương thì cũng đều được gắn theo dây một mãnh kim loại cong cong có khắc sẳn trước “1960 –  *”. Cái niên hiệu còn thiếu đó, thì sau cùng, đã không bao giờ được bổ túc, vì những lý do thật hiển nhiên, nhưng đối với chúng ta thì cái năm 1960 khả dĩ thích đáng để đánh dấu được như là một khởi điểm được (một trong số khá nhiều niên hiệu mà cũng có thể chọn được). Từ thời điểm đó trở đi, quy trình tiếp tục tăng gia và cuối cùng là sự can dự quy mô của Hoa Kỳ vào Cuộc Chiến Việt Nam cũng đã giúp cho chúng ta có được  một vị thế thuận lợi hầu ước lượng và đánh giá khả năng của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa trong suốt thời kỳ 1960-1975.

Cách đây vài năm, tôi đã xuất bản một bản phân tích về thành tích của QLVNCH trong cuộc tổng công kích Phục Sinh Mùa Hè Đỏ Lữa năm 1972. Tôi đã đặt tựa là  “Courage and Blood ~ Can Đãm và Máu Xương”, và bài đã được đăng trên Parameters, tạp chí của Army War College (Trường Cao đẳng Lục quân Hoa Kỳ). Sau đó, ông Douglas Pike, ►► người đã quá cố, có phê bình về bài đó trong một ấn bản định kỳ của ông là Indochina Chronology ~ Niên Đại Đông Dương:

Douglas Pike

https://en.wikipedia.org/wiki/Douglas_Pike

 (1924 – 2002), 

Cass Lake, Minnesota, United States

 Lubbock, Texas, United States

“Một cách chậm rãi nhưng vững vàng, đã có những nỗ lực nhằm điều chỉnh lại sử sách và tái phục hồi uy danh của người lính miền Nam Việt Nam”, ông đã viết như vậy và đã viết tiếp, “những người lâu nay vẫn thường cứ bị bôi nhọ bởi những tay phóng viên truyền hình ngu si cùng bọn tả phái có bằng cấp vì một ý đồ đượm tính ý thức hệ nào đó. Các bài viết của Sorley có thể được xem như là đã tái phân tích về sử học và ông quả là hình ảnh tiêu biểu như là của một tiểu điền chủ đang miệt mài cày lại mảnh ruộng mà thôi”. 1

Tôi đã vẫn mãi luôn biết ơn sự phân tích đầy khích lệ đó và cũng cầu mong giáo sư Pike bây giờ vẫn còn ở đây với chúng ta, để nhận ra được là bằng cách nào mà sử sách ngày nay đã cứ càng ngày càng súc tích với đầy tài liệu và ghi nhận một cách khách quan sự trưởng thành oai hùng và cuối cùng thật là toàn vẹn của Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Chỉ khi Hoa Kỳ từ chối không còn chịu thực hiện các cam kết với Nam Việt Nam, trong khi các đồng minh của Bắc Việt thì vẫn cứ tiếp tục và còn thực sự tăng gia viện trợ mạnh mẽ cho cái nước chư hầu của họ, thì các đồng minh xui xẻo của chúng ta đã mới bị địch tràn ngập và đành phải thua trận mà thôi.

Mãi cho đến ngày nay thì vẫn chưa hề có được một tài liệu nhằm đánh giá toàn diện về sự phát triển và khả năng của QLVNCH, xuyên suốt những năm được bành trướng và mở mang, mà chỉ dựa trên những gì chung chung mà thôi. Tuy bị giới hạn về thì giờ ở đây, tôi hy vọng vẫn sẽ cung cấp được những chi tiết khả dĩ giúp khởi đầu cho việc chỉnh sửa cái tầm nhìn thiếu sót, bất công và méo mó đầy thành kiến vì lý do khác hệ tư tưởng đối với QLVNCH, mà mãi cho đến ngày hôm nay phần lớn vẫn đã đại diện cho sự hiểu biết thông thường.

Người Mỹ đã rất ít hiểu biết về cuộc chiến Việt Nam, mặc dù nó đã kết thúc cách đây hơn cả ba thập niên rồi. Điều đó cũng có phần là vì nó đã bị đưa ra trình làng bởi bọn phản chiến, hay ít ra thì cũng là bởi những kẻ chỉ biết phản đối và từ chối tham gia cuộc chiến đó, và do đó, vì chính lợi ích ngay chính cho chúng, đã cố tình nói xấu với mọi điều tàn tệ nhất có thể có được về cuộc trường chiến đó, mà thậm chí, trong nhiều trường hợp, lại còn là hòan toàn sai lệch với sự thật mà thôi. James Webb đã từng nêu rõ số giới truyền tin, giới học giả và tài tử Hollywood như là là những nhóm “có mối lợi lớn để cuộc chiến đó phải bị nhớ lại như là đã không cần thiết mà cũng không thể nào thắng được mà thôi”.  2  Sự kiện là, một phần nào đó, họ cũng đã từng chế ngự trong những cuộc đối thoại công cộng, thì cũng đã giúp giải thích là tại sao bao người đã phải có một cái nhìn quá ư là méo mó về cuộc chiến đó, thậm chí trong cả ba thập niên kế tiếp sau đó.

Các vụ méo mó này thì lại cứ lan tràn, từ việc dám phỉ báng người miền Nam Việt Nam, cũng như là cách cung xử của họ trong suốt một cuộc tranh đấu dai dẳng và đầy khó khăn, chiếu theo lời tuyên bố đầy tính đê tiện khét tiếng của y thị Jane Fonda, là những tù binh Mỹ khi được hồi hương đã báo cáo từng bị hành hạ và tra tấn một cách có hệ thống bởi bọn chủ tù, thì đều là những tên “nói láo” và “đạo đức giả”. (Đoạn này KHÁC màu do người chuyển ngữ để nhấn mạnh)

Nay thì đã đến lúc chúng ta phải vượt qua, phải lật qua cái trang sử của những âm mưu tiêu cực, nhằm không ngừng, một cách đen tối, để vu cáo trong một âm mưu cực kỳ chỉ để bôi nhọ, do mục đích chính trị, Quân đội Cộng Hoà Việt Nam, mà từng đã cứ tiêu biểu trong các cuộc trao đổi công khai về cuộc chiến đó.

Phần 1

QĐVNCH trong Những Năm Đầu

Đây là giai đoạn thống trị của Hoa Kỳ trong cách thức tiến hành cuộc chiến tranh, mà về căn bản, thì Nam Việt Nam đã bị đẩy sang bên lề, đành đoạn chỉ bị giao cho nhiệm vụ bình định mà thôi (mà ngay đó cũng chỉ là một khía cạnh trong cuộc chiến mà hầu như đã hoàn toàn bị lơ là đi bởi giới chỉ huy Mỹ) và ít được lưu ý tới trong tiến trình tối tân hóa trang thiết bị hay yểm trợ về tác chiến.

Khá nhiều người, kể cả một số người Mỹ đã từng có qua phục vụ tại Việt Nam, đã chê bai Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa trong thời kỳ này. Nhưng những lời chỉ trích đó, thì lại hiếm khi chịu để ý đến một số yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu năng của các lực lượng đó. Sự trợ giúp về trang thiết bị của Mỹ trong những năm đầu này chính yếu chỉ là cung cấp các vũ khí phế thải của Mỹ từ thời Thế Chiến Thứ II, kể cả loại súng M-1 nặng nề và khó sử dụng (cho thể xác một người Việt). Trong khi đó, đối phương của họ thì lại đã được cung cấp cho súng AK-47 bởi bọn quan thày Liên Xô và Tàu cộng.

Chuẩn tướng James L. Collins, Jr. 1 có ghi nhận trong một chuyên khảo về tiến trình phát triển quân đội Nam Việt Nam, “Năm 1964, địch đã bắt đầu dùng súng AK-47, một loại súng trường tự động tân kỳ rất hiệu quả. Ngược lại, quân đội Việt Nam Cộng Hòa thì vẫn bị trang bị với các vũ khí của từ thời Thế Chiến Thứ 2”.  Sau đó, ông còn thêm: “Sau năm 1965, việc tăng gia củng cố các lực lượng của Mỹ cũng đã từ từ đẩy nhu cầu về trang thiết bị cho QĐVNCH vào hàng thứ yếu”. 3

Do đó, các đơn vị quân đội Nam Việt Nam đã tiếp tục cứ bị đè bẹp về mặt hỏa lực bởi kẻ thù và rõ ràng cứ bị ở một thế trận bất lợi mà thôi. Sau nhiệm kỳ Chỉ Huy Trưởng của II Field Force , Vietnam thì Tướng Fred Weyand đã có nhận xét trong một tường trình báo cáo năm 1968 là, “sự chậm trễ lâu dài trong việc trang bị vũ khí và trang thiết bị hiện đại cho QLVNCH, để ít nhất thì cũng được ngang bằng với vũ khí mà Nga và Tàu cộng đang cung cấp cho chư hầu, đã là một yếu tố quan trọng từng góp phần vào sự kém hiệu năng của QLVNCH“. 4  (Đoạn này KHÁC màu do người chuyển ngữ để nhấn mạnh)

Tướng Creighton Williams Abrams, Jr. (1914 – 1974) 

Tình trạng này đã cứ tiếp diễn mãi cho tới khi Tướng Creighton Abrams đến Việt Nam để nắm chức Chỉ huy phó toàn thể lực lượng quân sự Hoa Kỳ vào tháng 5 năm 1967, thì sau đó, QĐVNCH mới bắt đầu được lưu ý đến hơn. Không bao lâu sau khi đảm nhiệm chức vụ, thì Tướng Abrams bèn đánh điện cho vị Tham Mưu Trưởng là Tướng Harold K. Johnson.  Ông báo cáo: “Điều này thật là rõ ràng đối với tôi, là từ lâu nay, quân đội Hoa Kỳ ở đây và ở quốc nội, nói chung, đã chỉ vẫn hoàn toàn đặt nặng cùng chỉ phục vụ riêng cho các chiến dịch do Mỹ phát động, cũng như chỉ lo yểm trợ cho các lực lượng Hoa Kỳ mà thôi”.

Và hậu quả là, “những thiếu hụt về thiết bị hay tiếp liệu mà nguyên từng đã rất khan hiếm thì vẫn không hề được giải quyết một cách khẩn cấp và với cường độ như chúng ta vẫn thường làm với các yêu cầu của quân đội Mỹ. Trong khi đó, trách nhiệm của chúng ta đối với QLVNCH thì cũng đã thật là rõ ràng”. Tướng Abrams cũng công nhận là, “chúng ta phải chuẩn bị ngay từ bây giờ. Tôi đang xúc tiến điều này”.  5

Tướng Abrams đã dành phần lớn cả năm trong tư cách tư lệnh phó để cố gắng bồi dưởng quân đội miền Nam, kể cả cung cấp cho họ súng trường M-16. Đến thời điểm của Tết âm lịch 1968, ông đã thành công trang bị được loại vũ khí này cho lính Dù và các đơn vị tinh nhuệ khác của Nam Việt Nam, tuy nhiên các đơn vị khác thì vẫn thua xa địch về hỏa lực. Do đó, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, vị chỉ huy cao cấp về quân nhu quân liệu của miền Nam, đã nhớ lại: “Trong trận công kích Tết Mậu Thân 1968, tiếng vang dòn của AK-47 rộn rã toàn Sài Gòn và một số thành phố khác dường như cũng chỉ để giễu cợt những tiếng súng yếu đuối lẻ loi từng viên của súng Garand và “carbines” của các lực lượng bạn đang mất tinh thần mà thôi”. 6

Dù vậy, QĐVNCH vẫn đã cực kỳ đáng nể khi đẩy lui được cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân đó. Tạp chí Time đã tường thuật, “Trước sự ngạc nhiên của nhiều người Mỹ và sự kinh hoàng của cộng sản, Quân lực VNCH đã phải hứng chịu toàn bộ, ngay vào lúc đầu trận tấn công của địch, một cách đầy dũng cảm và hăng say, và đã hành xử tuyệt đẹp, hơn như là mọi người vẫn nghỉ tứ lâu nay”.  7  Không hề có ai đã đề cập đến sự kiện là QLVNCH đã đạt được những kết quả này, mà không hề được trang bị với vũ khí hiện đại đủ cân xứng với những kẻ địch. Vào tháng 2 năm 1968, vị tướng hồi hưu Bruce C. Clarke đã tới thăm Việt Nam. Sau đó, Tướng Clarke đã soạn một báo cáo về chuyến đi mà, theo lời của Tướng Earle Wheeler, đã được Tổng thống Lyndon Johnson đọc đến. Clarke ghi nhận trong bản báo cáo rằng “các đơn vị quân sự Việt Nam vẫn còn rất ư là  khó khăn thiếu thốn về trang thiết bị, kể cả vũ khí“. Ông ta đã ghi nhận là điều đó đã có một ảnh hưởng xấu, đến cả cho tinh thần lẫn hiệu năng của họ. “Các quân nhân thì cũng đã biết vậy và cảm thấy là họ đang bị trang bị quá kém“. (Đoạn này KHÁC màu do người chuyển ngữ để nhấn mạnh)

Tướng Bruce C. Clarke (1901 – 1988)

Sau khi đọc được bản báo cáo, Tổng Thống Lyndon Baines Johnson đã mời Tướng Clarke đến Tòa Bạch Ốc để thảo luận về những phát hiện của ông ta. Sau đó, Tướng Clarke đã nhớ lại, “chỉ trong một vài ngày sau chuyến viếng thăm Tòa Bạch Ốc, một phụ tá của tổng thống đã gọi tôi và cho biết là Tổng thống đã cho phép chuyển giao 100.000 khẩu M-16 cho QLVNCH”. 8 Tổng thống Johnson thì cũng đã có đề cập đến vấn đề này trong diễn văn ngày 31 tháng 3 năm 1968. Ông đã hứa, “Chúng tôi sẽ đẩy mạnh việc tái trang bị cho quân đội Nam Việt Nam để đáp ứng được lại với hỏa lực đang gia tăng mà địch đang có”.  9

Tướng Clarke đã lại đến thăm Việt Nam vào tháng 8 năm 1969, khi ông “phát hiện ra được là QLVNCH đã được trang bị 713.000 khẩu M-16 cùng các thiết bị khác và đã có phát triển đáng kể kể từ năm 1968”. 10 Bây giờ QLVNCH và các Lực Lượng Quân Sự Địa Phương không những nhận đã được trang bị bằng các vũ khí hiện đại nhất,  mà còn luôn cả những khẩu phóng lựu M-79, đại liên M-60 và máy vô tuyến AN/PRC-25, loại trang thiết bị mà quân đội Mỹ đã có từ lâu nay rồi.

Các sư đoàn của Hoa Kỳ không những đã được trang bị vũ khí tốt hơn, mà về nhân số thì cũng lớn hơn là các sư đoàn Nam Việt Nam, nên khả năng chiến đấu đã cũng phải cao hơn. Vị sĩ quan tùy viên của Tướng Abrams có nhớ lại là trong thời gian phục vụ với tư cách là tư lệnh phó chỉ huy các lực lượng quân sự của Mỹ tại Việt Nam, thì Tướng Abrams “đã có một bản nghiên cứu về tương quan giữa khả năng tác chiến của các sư đoàn Mỹ và các sư đoàn Nam Việt Nam. Kết luận được đưa ra đã là một cái gì đó như là mười sáu so với một mà thôi do nơi hỏa lực siêu việt của các đơn vị Hoa Kỳ. Abrams đã dựa vào đó để cố gắng tìm thêm viện trợ về tiếp liệu và trang bị cho các sư đoàn của QLVNCH .” 11

Và càng bất lợi hơn nữa cho phía miền Nam Việt Nam, trong những năm đầu đó,  thì Hoa Kỳ cũng đã chỉ dành riêng đa số phương tiện yểm trợ chiến trường cho các đơn vị của chính họ mà thôi. Chiến lược này phải kể luôn cả những quyết định như phân phối các trận không tập bằng phóng pháo cơ B-52, hay cung cấp không trợ bởi phi cơ trực thăng và phi cơ hỏa long cường kích, hay pháo binh và vận binh liên chiến trường.

Tướng Abrams có để ý là trong suốt thời gian “Tổng tấn công thứ ba” vào tháng 8 và tháng 9 năm 1968, “Quân đội VNCH đã tiêu diệt được nhiều bộ đội địch hơn là toàn thể số đạt được bởi mọi lực lượng đồng minh khác”. Ông cũng ghi nhận là trong quá trình đó, họ cũng “bị nhiều tử vong hơn, cả nếu nói về tiêu chuẩn thực tế hay luôn cả tiêu chuẩn ,ựa vào tỷ lệ giữa địch bị loại với bạn bị tử vong tại chiến trường. Ông đã cho Tướng Wheeler 2 biết sự kiện là Quân đội VNCH “vẫn ít được yểm trợ hơn, cả về phẫm lẫn lượng. khi so với các lực lượng Mỹ, chẳng hạn như là về pháo binh, về không trợ chiến thuật, về phi cơ hỏa long cường kích và về trực thăng vận”. 12

Earle “Bus” Gilmore Wheeler (1908 – 1975)

Với những hoàn cảnh như vậy vào những năm đầu đó, việc phê bình chỉ trích các đơn vị quân sự của miền Nam Việt Nam thì quả thật cũng chỉ là một lời tiên tri mà quả sẽ phải xảy ra mà thôi. Vì gần như là không được giao cho trách nhiệm nào cả, mà vũ khí trang bị thì cũng bị thua kém xa địch, và rồi lại bị xếp vào những vai trò bị coi như là thứ yếu vào dạo đó, QĐVNCH đã phải bỏ phí đi nhiều năm mà không hề được phát triển để có thêm kinh nghiệm chiến trường, mà chắc chắn đã phải có thể nâng cao được khả năng chiến đấu của họ mà thôi.

Về sau, Robert McNamara, người trong tư cách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chịu trách nhiệm tiến hành nổ lực chiến tranh của Mỹ trong những năm đó, đã hạ bút chê bai người Nam Việt, để phải bị nhận một lời khiển trách sắt bén thấu tâm can từ William Colby. Colby đã viết: “Đáng lý đương sự đã không nên miệt thị bôi nhọ người Việt Nam, những kẻ mà vẫn đang cống hiến sinh mệnh để nỗ lực ngăn chận sự cai trị của cộng sản, nhưng lại phải chứng kiến tình cảnh người bảo vệ đầy uy quyền của họ phủi tay đứng nhìn, chỉ vì hậu quả của các chính sách phá sản của McNamara”. Colby cũng đã khẳng định, “Lý do thì quả thật là ‘cao thượng’. Nhưng Hoa Kỳ đã bị buộc phải lâm trận theo một phương thức sai lầm vì do McNamara quyết định, và đã thua trận một phần lớn chính cũng vì đương sự mà thôi”.  13

William Colby (1920 – 1996) ►3

* * *

Phần 2

Tết Mậu Thân 1968

Chiến trận lan rộng khắp nơi dạo Tết Mậu Thân 1968 đã là cuộc thử lữa quan trọng đầu tiên cho QĐVNCH. Trước sự kinh ngạc của rất nhiều người, họ đã ứng xử đầy dũng cảm. Sau đó, khi đến West Point để nhận giải Thayer Award, Đại sứ Ellsworth Bunker đã nhân cơ hội đó để ca ngợi thành tựu này. “Quân đội Việt Nam, mặc dù ít quân hơn, đã chiến đấu cực kỳ tthành công – đúng như Tướng Abrams đã từng nói, họ còn đã chiến đấu giỏi hơn là lâu nay họ vẫn tự nghĩ sẽ có thể làm được. Đã không hề xảy ra cuộc nổi loạn hay đào ngủ nào cả, chính phủ đã không hề bị sụp đổ”. Rồi Bunker có nhắc lại, “họ đã phản ứng lại một cách mạnh mẽ, nhanh chóng và dứt khoát. Công tác tái phản công đã được họ tiến hành đầy hăng say”. 14

Thành tích tuyệt vời của QĐVNCH nhânTrận Tổng Công Kích Tết Mậu Thân 1968 đã là điều cực kỳ thiết tử cho tương lai của đất nước họ. Đại sứ Bunker đã ghi nhận: “Kết quả đã đưa đến một loạt các phát triển mà đã đóng góp đáng kể vào việc củng cố chính phủ, tăng gia lòng tin tưởng của người dân vào chính quyền trong khả năng đối phó với kẻ thù, và bằng quyết tâm của chính phủ để gánh chịu thêm gánh nặng của chiến trận”. 15

John Paul Vann  ►4  cũng đồng ý như vậy, khi tuyên bố vào năm 1972 là trận Tết Mậu Thân đã “thúc đẩy các hành động đó càng mau chóng xảy ra, và bây giờ đã thành công rực rỡ qua việc mở rộng thêm quyền kiểm soát của chính phủ ở miền Nam Việt Nam”. Vann trích dẫn ra việc tổng động viên nhằm cho phép tăng gia quân số để thay thế các đơn vị quân đội Hoa Kỳ đang rút về nước, và ông ta cũng nhấn mạnh đặc biệt vào sự bành trướng của các Lực lượng Địa Phương nhằm đưa đến một sự hiện diện bền vững của chính phủ ở vùng nông thôn. 16

Thiếu Tá John Paul Vann (1924 – 1972)

Cố vấn Quân khu II John Paul Vann

Vào thời điểm của “Trận tấn công thứ ba” của địch vào mùa thu năm 1968, sau khi nắm quyền chỉ huy quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam, Abrams đã có đánh công điện báo cáo cho Tướng Earle Wheeler và Đô đốc John McCain.  ►5 “Tôi đã phải kết luận là những kết quả vừa được nêu ra”, khi đề cập đến một khoảng thời gian sáu tuần gần đây mà theo đó QLVNCH đã loại khỏi vòng chiến nhiều bộ đội hơn là tổng số đạt được của tất cả các lực lượng đồng minh khác, “đã cho biết tiến bộ đã có được trong việc lãnh đạo và khả năng tác chiến của QLVNCH”.  Abrams cũng có bình luận về cái giá mà QLVNCH đã phải trả cho những thành công này. Ông nói, “Tỷ lệ thấp hơn của sổ bạn so với sồ địch bị tử vong trong trận chiến, mà tôi cho cũng một phần là vì bị yểm trợ chiến trường ít oi hơn, thì cũng là một lý do để ủng hộ cho việc nhanh chóng tiến hành tăng gia trang thiết bị thêm nhiều cho QLVNCH”.  17

John Sidney “Jack” McCain Jr. (1911 – 1981)

Khi các giới chức cao cấp Hoa Kỳ và Nam Việt Nam cùng gặp nhau trên đảo Midway Island vào tháng 6 năm 1969, một đề tài nổi bật đã là việc mở rộng và nâng cao khẩ năng tác chiến của QĐVNCH. Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ đã nhớ lại, “Sự gia tăng ban đầu về số lượng, để lên tới 820.000 binh sĩ, và sau đó để bành trướng cho được lên đến 1 triệu 1, do kết quả của thỏa thuận này và các thỏa thuận kế tiếp – đã được thông qua, cùng với các kế hoặch nhằm trang bị cho QĐVNCH những vũ khí mới như súng cá nhân M-16, đại liên M-60 và hỏa tiễn LAW “. 18 Chỉ ngay sự kiện loại vũ khí như M-16 mà vẫn phải còn đang được thảo luận vào cuối giai đoạn này, thì cũng đã cho thấy thật rõ ràng là miền Nam Việt Nam từ lâu nay đã phải bị chiến đấu mà chỉ được trang bị với loại vũ khí quá ư là yếu kém khi so với địch. (Đoạn này KHÁC màu do người chuyển ngữ để nhấn mạnh)

* * *

Phụ đề

 Vài So Sánh

Đây là vài điều mà QĐVNCH đã không hề đã bị phải để xảy ra:

* Có đến cả năm mươi binh sĩ đào ngủ ngay cả dưới sự giám sát trực tiếp của vị tổng tư lệnh. Đó là quân đội của Tướng George Washington tại Valley Forge vào mùa đông năm 1777 và 1778.  19

* Phải đưa pháo binh vào phố thị để dập tắt các cuộc bạo loạn dân sự chống quân dịch. Đó là điều mà Tổng thống Abraham Lincoln đã bị buộc phải làm ở thành phố New York vào tháng 4 năm 1865 trong thời nội chiến Hoa Kỳ.

* Ngay vào lúc chiến trận lên cao đỉnh thì chỉ còn lại phân nữa lực lượng quân nhân do tệ trạng đào ngũ. Đó chính là tình trạng Quân đội Mỹ của Tướng George Meade ở Potomac, Gettysburg. “Ông ta nghỉ là sẽ có được 160.000 binh lính, nhưng chỉ thấy có 85.000 người thôi, vì 75.000 người kia đã đào ngũ mất rồi. Trong suốt cuộc nội chiến Hoa Kỳ, tỷ lệ đào ngũ trung bình bên Union (Hợp Chủng) là 33%  và bên Confederate (Liên Minh) là 40%”. 20

* Phát động cuộc tự ngưng chiến tập thể mà theo đó, phân nữa các sư đoàn của quân đội đã không chịu tiến lên để tấn công theo lệnh trên. Đó chính là Quân đội Pháp dạo năm 1917, mà sau đó, đã có 554 binh lính bị kết án tử hình bởi các tòa án mặt trận và 49 người cuối cùng đã thực sự bị tử hình. 21

* Là quân đội duy nhất từng có một số đơn vị tự tan hàng khi đối mặt với địch. Tại Bougainville, trong thời Thế Chiến thứ II, Trung đội K của Sư Đoàn 25 Bộ binh Hoa Kỳ cũng từng “đã tan hàng và tháo chạy”. Sử gia Geoffrey Perret đã nhận xét: “Không có một sư đoàn nào trong Quân đội mà lại không có ít nhất là một trung đội từng đã xử sự như vậy”.  22

* Có một đơn vị mà sư đoàn phó thì đã bị bãi nhiệm, bốn nhân viên tham mưu cao cấp thì đã bị sa thải, hai trong số các tiểu đoàn trưởng lúc ban đầu thì đã bị địch bắt sống và chín người còn lại kia thì đã phải bị thay thế. Đó là Sư đoàn Bộ binh 36 của Hoa Kỳ tại chiến trường Salerno trong Thế chiến II. 23

* Tiến hành một chiến dịch nhằm pháo kích, ám sát, bắt cóc và khủng bố dân lành vô tội. Đó chính là công trình của bọn địch cộng sản trong suốt thời gian cuộc chiến tranh Việt Nam.

* Tàn sát các thường dân hiền hòa như từng xảy tại Thủy BồMỹ Lai ►6. Đó chính là những hành vi của quân đội Mỹ tại Việt Nam trong những năm 1967 và 1968. Nhiều ví dụ khác để bổ túc thêm về đề tài này thì cũng đã có thể dể dàng để tìm kiếm được thôi. Vấn đề ở đây là, so với các lực lượng khác, cả hiện nay lẫn trong lịch sử đã qua, suốt trong cuộc chiến này, QĐVNCH đã xử sự một cách đáng kính và trung tín, những đặc điểm mà họ chưa hề bao giờ được ghi nhận đúng như họ đã từng rất ư là xứng đáng mà thôi.

Tài liệu về đức tính oai hùng cá nhân, cùng khả năng nghề nghiệp của QĐVNCH thì cũng rất là phong phú, nhưng lại rất ít được các nhà sử học nói đến, và hoàn toàn bị bỏ qua bởi chính ngay các tay phóng viên. Trong Văn khố Quốc gia hiện nay, đang có hồ sơ lưu trử của từ hàng ngàn này đến hàng ngàn tài liệu khác về những ân thưởng mà Hoa Kỳ đã từng dành cho những công dân Nam Việt Nam về lòng dũng cảm cùng những gì mà họ từng đã cống hiến.  24

Đức tính oai hùng và sự hy sinh bản thân, để tự cống hiến toàn vẹn cá nhân mình cho chính nghĩa, lại càng đáng ngưỡng mộ hơn, nếu chúng ta biết được là nhiều quân nhân Nam Việt Nam đã từng có phục vụ trong cả thập niên rồi hay cả còn lâu hơn nữa, và trong nhiều trường hợp, thì đã có một số đông binh sĩ VNCH cũng đã trải qua trọn thời gian thành niên (lẫn cả luôn thời niên thiếu) để phục vụ cho quốc gia của họ. Như một người Mỹ thông suốt và sâu sắc đã từng nhận xét, người quân nhân VNCH thì không hề có được cái DEROS (date eligible for return from overseas ~ ngày quy cố hương), cái ngày người quân nhân Mỹ hội đủ điều kiện đã phục vụ xong chỉ có một năm thôi tại Việt Nam, để có thể có quyền trở về quốc nội. Ngược lại, họ đã miệt mài chiến đấu, năm này qua tháng nọ, với một nổi nhiệt tình, cùng cái đức tính nhẫn nhịn không sao tưởng tượng được mà thôi. Rồi rất nhiều người đó, sau khi cộng sản “giải phóng” miền Nam, đã phải trải qua một thập niên nữa hay hơn nữa, để ráng phải cầm cự để tồn tại được sao qua cho được mọi thử thách lao tù của bọn cộng sản trong những cái gọi là trại cải tạo. 25

* * *

Phần 3

Các Lực lượng Địa Phương

Sau trận tấn công của địch nhân Tết Mậu Thân 1968, thành phần chỉ huy của quân đội Mỹ cũng đã bị thay thế. Tướng Creighton Abrams thì thay Tướng Westmoreland và đã mang lại một tầm nhìn khác về bản chất căn nguyên của cuộc chiến và về cách thức phải làm sao xúc tiến cuộc chiến đó theo một phương cách khác mà thôi. Abrams nhấn mạnh về “một loại chiến tranh” với những cuộc hành quân, liên kết với chính sách bình định nông thôn và cũng song song nâng cao khả năng của QĐVNCH, nhằm chú tâm nhiều hơn đến hai trách vụ sau vừa được nêu lên đó, mà từ lâu nay đã từng bị xao lãng quá mất đi, hầu đặt trọng tâm hơn nhiều với cùng một tầm mức quan trọng y như đã tưng có với các cuộc hành quân mà thôi.  

William Childs Westmoreland “Westy” (1914 – 2005)

Với chiến lược “Search and Destroy ~ Tìm rồi Diệt

Những cuộc hành quân đó cũng đã cực kỳ biến dạng. Thay vì “tìm rồi diệt” thì nay thật rõ ràng, là “giải tỏa rồi bám trụ”, điều có nghĩa là sau khi đã loại bỏ sạch sẽ kẻ thù ra khỏi những khu vực đông dân cư, thì vùng đó sau đó được các lực lượng đồng minh đóng quân vĩnh viễn tại chổ để bảo vệ, chớ không còn bị bỏ trống để địch lại tái chiếm sau đó. Có lẽ sự kiện tiến triển cực kỳ quan trọng của toàn cuộc chiến đã là việc các Lực lượng Địa Phương tại miền Nam nay đã đảm nhiệm thêm ngày càng nhiều nhiệm vụ duy trì an ninh đó.

Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh từng gọi “việc phát triển và nâng cao khả năng của Địa Phương Quân và Nghĩa Quân” đã là “rõ ràng một trong những đóng góp quan trọng và nổi bật nhất của Hoa Kỳ” trong nỗ lực chiến tranh.  26 Trung Tướng Ngô Quang Trưởng thì ghi nhận là những thành tựu từng đạt được, như là bình định được ấp làng, sự tăng gia về tổng số dân cư nay đang sống dưới sự kiểm soát và bảo vệ của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, hay việc giao thông trên những trục lộ thiết yếu nay cũng đã được bảo đãm an ninh, thì có được phần chính là nhờ nơi những chiến công mà không hề ai chịu nói đến, của Địa Phương Quân và Nghĩa Quân mà thôi”. 27

Creighton Williams Abrams, Jr. (19141974)

Với chiến lược “Clear and Hold ~ Giải tỏa rồi Bám trụ

Khi Tướng Abrams đến Việt Nam vào tháng 5 năm 1967, Quân đội VNCH được tổ chức gồm có lục quân, hải quân, thủy quân lục chiến và không quân. Những đơn vị này thì riêng biệt và khác biệt với những lực lượng từng được gọi là Địa Phương Quân và Nghĩa Quân. Những đơn vị sau thì chuyên nhằm bảo về an ninh địa phương, với lực lượng Địa Phương Quân thì lại nằm dưới sự kiểm soát của các vị tỉnh trưởng, và lực lượng Nghĩa Quân thì phải chịu trách nhiệm với các vị quận trưởng.

Các lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đó, mà vẫn từng trú đóng ngay tại chính những nơi mà gia đình của họ cũng đang sinh sống, đã chí là yếu tố quyết định cho việc “bám trụ” trong các cuộc hành quân “giải tỏa và bám trụ”. Đến năm 1970, họ đã tăng lên đến khoảng 550.000 binh sĩ, và được gia nhập vào thời điểm đó vô chung với các lực lượng quân sự chính quy, và do đó, cũng đã chiếm hơn phân nửa toàn thê số binh lính của toàn quốc.

Một cách trùng hợp ngẫu nhiên, tối hôm qua thì Bing West và một vị khách mời khác đã tham gia vào chương trình “News Hour with Jim Lehrer” của PBS để thảo luận về tình hình hiện tại ở Irak. Một người trong số đó đã trích dẫn “khái niệm của  của Condeleeza Rice về ‘giải tỏa và bám trụ’”. Và nếu ai đó mà chịu khó truy nguyên về cái khái niệm đó, thì thật rõ ràng là sẽ rất mau, họ sẽ tìm thấy được liền các tài liệu giải thích, khởi từ các Lực lượng Địa phương của VNCH tới Tướng Creighton Abrams, qua tới Tướng Harold K. Johnson, và rồi là bản Nghiên cứu  PROVN của Đại tá Jasper Wilson mà thôi. ►7

Tướng Harold K. Johnson (1964 – 1968)

Tham Mưu Trưởng Lục Quân Hoa Kỳ

 

Ngay từ tháng 10 năm 1968, William Colby, khi vừa mới được bổ nhiệm làm phụ tá cho tướng Abrams đặc trách về chương trình nhằm yểm trự chính sách bình định nông thôn, cũng đã có giải thích cái tầm quan trọng của các yếu tố này: “Vì an ninh lãnh thổ, trọng tâm chính của chúng tôi là cải tiến các đơn vị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân, mà nay cũng đã chiếm cho tới phân nửa của Quân đội bây giờ. Chúng tôi đã bắt đầu vào tháng 10 năm ngoái. Tướng Abrams thì cũng đã từng tổ chức một hội nghị ngay ở đây, và cũng nhân đó thì cũng đã có xác định ba mươi giai đoạn sẽ cần phải có hầu thực hiện nó, kể cả việc tung ra những toán cố vấn quân sự nhỏ để hành quân chung với các trung đội Địa Phương Quân và các tiểu đội Nghĩa Quân. Hiện nay chúng ta đang có khoảng 250 toán với từng 5 thành viên, mà đang được tung ra hoạt động khắp toàn quốc”.

Ba tháng sau, thì Colby đã có lưu ý đến sự gia tăng nhanh chóng về công tác huấn luyện và trang bị vũ khí được dành cho Địa Phương Quân và Nghĩa Quân: “Hiện nay đang có khoảng 91.000 binh sĩ nhiều hơn so với cách đây một năm”. Khoảng 100.000 quân nhân nay đã được trang bị súng M16 mà trước đó một năm thì họ không hề có được. Và đang có 350 toán cố vấn đã đang chung sống và cùng hành quân với các đơn vị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân. Ngay sau khi nắm quyền chỉ huy, thì Tướng Abrams đã quyết định cung cấp những khẩu súng mới đó cho các đơn vị này. Ông đã tuyến bố vào tháng 8 năm 1969: “Năm ngoái thì Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đã được dành cho ưu tiên cao nhất. Súng M16 đều đã được ưu tiên chuyển đến cho họ, ngay trước cả QLVNCH.  Họ đã được dành cho ưu tiên hàng đầu trong hơn một năm. Và, thành thật mà nói, đó cũng là chủ trương tổng quát. Ý tôi là, nếu quý vị đầu tư vào quân nhân, rồi thì quý vị cũng sẽ được lời 10% và rồi sẽ cứ như thế mà thôi. Trời ơi, chúng ta đang  đầu tư ở đây, và cũng phải như vậy mà thôi — Đó chính là điều ưu tiên, trên cả mọi thành phần khác trong toàn nước, hơn cả một năm nay rồi!”.

Và khi mà Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đã được cải thiện rất nhiều về khả năng và thành tich thì Tướng Abrams cũng muốn thấy họ cũng phải được ghi nhận cho, về những gì họ đã đang hoàn thành được. Ông đã tuyên bố nhân một phiên WIEU: ►8  “Một điều mà tôi đang rất ư là bực bội, chính là khi chúng ta thuyết trình cho các quan khách, thì gần như là vai trò của Địa Phương Quân và Nghĩa Quân hoàn toàn không hề được nhắc tới. Đã cứ có một khuynh hướng chỉ nói về QLVNCH, mà từ khá lâu nay rồi, Địa Phương Quân và Nghĩa Quân cũng đã từng phải gánh chịu phần lớn tổn thất và vấn đề này, cũng như là những thiệt hại mà họ đã bắt địch phải gánh chịu, đã thật là đáng kể, – ý tôi muốn nói là, quả thật nếu quý vị chỉ muốn tường thuật về những chuyện này mà thôi, thì tại sao lại không đi tường trình về những sự kiện đó. Nhưng, nếu chúng ta cứ chỉ lo nói về vấn đề an toàn cho người dân, thì đây cũng chính là một phần lớn của toàn bộ dữ kiện. Đó là việc gì thực sự hiện đang xảy ra mà thôi“. (Đoạn này KHÁC màu do người chuyển ngữ để nhấn mạnh)

Cùng lúc, ông đã bày tỏ quan điểm của mình thật rõ ràng về thành tích đầy khích lệ của các lực lượng này: “Tôi không biết liệu rồi tôi có thực sự đi ủng hộ việc bành trướng thêm bất kỳ một trung đội tác chiến nào khác nữa trong QLVNCH hay không. Nếu có được nhân lực sẳn sàng, tôi nghĩ rằng khi chỉ chuyên chú vào các Lực lượng Địa Phương thì sẽ mang lại nhiều thành quả lớn hơn mà thôi”.

Vào cuối năm 1969, Tướng Abrams, khi đứng suy ngẫm trước một tấm biểu đồ nhằm trình bày “khuynh hướng trong ba hay bốn tháng vừa qua về thành quả của các binh chủng, như là vũ khí bị tịch thu hay số tử vong tại chiến trường”, đã từng bày tỏ: “Quả thật đáng lưu ý. Nếu nói về tiêu chuẩn kết quả, như là số địch bị loại bỏ, số vũ khí đã tịch thu được, số kho cất dấu vũ của địch bị khám phá ra, v. v. . . , thì thành tích của QLVNCH cũng không có gì thay đổi – 26 % và 27 % thôi. Còn phía Hoa Kỳ và các đồng minh trong Khối Tự do thì lại bị sút giảm. Và, ít ra thì về tiêu chuẩn tỷ lệ, sự sụt giảm đó đã được các Lực lượng Địa Phương đãm nhiệm giúp đạt được. Và điều này đã bắt đầu xảy ra kể từ tháng 8 vừa rồi”.

Có ai đó bèn lên tiếng: “Đánh giặc thì cũng phải vậy mà thôi”.

Tướng Abrams: “Vâng, đúng vậy thôi. Nhưng đó cũng là điều mà – như quý vị biết đó, tôi vẫn đã cứ luôn luôn phải lo lắng, là liệu rồi chúng ta sẽ gặt hái được những gì qua việc đầu tư 300.000 khẩu M16 đó – quý vị cũng biết đó, đúng không? Vậy thì, nay kết quả đã bắt đầu thể hiển ra mà thôi”.

Và Địa Phương Quân với Nghĩa Quân cũng đang cương quyết bảo vệ giữ gìn các vũ khí đó. Như Bill Colby đã có nêu ra vào tháng 7 năm 1970, đối với các Lực lượng Địa Phương, thì tỷ lệ giữa số vũ khí bị mất và số vũ khí tịch thu được của địch đã là 3 đối 1, cứ lở bị mất đi 1 vũ khí thì họ cũng đã lấy lại được cho tới 3 khẩu khác; trươc đó 5 năm, thì chỉ chính là một tình trạng ngược lại mà thôi.

Tướng Abrams đã bình luận: “Các Lực Lượng Địa Phương à? À, mấy cái con thỏ đế đó thì lại tỏ ra rất ư là giỏi!”. Và cuối cùng, cũng nhân một phiên WIEU vào tháng 10 năm 1971, ông cũng đã tuyên bố: “Một trong những điều đó, và cũng đã từ rất khá lâu rồi, đó chính là Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đã đang gánh vai chịu trách nhiệm phần chính trong chiến trận này“. Các sĩ quan cao cấp của VNCH đều đồng ý. Trung tướng Ngô Quang Trưởng thì tuyên bố: “Dần dần, về phần vóc dáng, cung cách xử sự và khả năng chiến đấu, thì Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đã gột bỏ đi được cái gốc bán quân sự của họ và ngày càng trở thành những người lính trọn vẹn đúng với toàn ý nghĩa của nó”. Do vậy, đó cũng dứt khoát chính là dữ kiện đó, và Tướng Trưởng đã kết luận là, “trong suốt thời gian chính của cuộc chiến Việt Nam”, Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đã “được coi như là trụ cột trong bộ máy chiến tranh”. 28

Với quân số được gia tăng, cũng như đã được trang bị và huấn luyện tốt hơn, các Lực lượng Địa Phương đã trở thành tự lực cánh sinh, được ngay cả một người rất khó tính là Tướng Julian Ewell nể phục luôn. Ông đã ngưỡng mộ khen ngợi như sau, “Họ đúng là đã đạt được tới mức độ tinh túy về khả năng tác chiến”.

* * *

Phần 4

Những Nan Đề Muôn Thuở

Có ba nan đề quan trọng mà đã cứ buộc QLVNCH phải đối mặt với, trong suốt thời gian xảy ra cuộc chiến: thiếu cấp lãnh đạo đủ khả năng, tình trạng tham nhũng tràn lan và rồi nào là cái nạn đào ngũ.

Giới lãnh đạo với đầy đủ khả năng thích hợp đã từng vẫn là một nan đề cho QĐVNCH trong suốt toàn thời gian xảy ra cuộc chiến tranh. Do vì lý do quân số cứ mãi gia tăng, để cuối cùng đã lên đến tột đỉnh là cả 1 triệu mốt quân nhân, thí đúng thật, tình hình đã không không thể nào mà lại khác hơn được mà thôi. Các tổn thất về quân số, bằng chứng chính ngay trong số chỉ huy của những tiểu đơn vị của QĐVNCH, dĩ nhiên lại cũng sẽ gây trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nhân sự trong tiến trình cố gắng bành trướng quân đội.

Những chương trình huấn luyện đầy gian khổ, cùng những chiến dịch tuyển mộ đã được tung ra, hầu cung cấp những người chỉ huy mới, cũng như là để nâng cấp cho những người từng đã lập được thành tích tại chiến trường. Ví dụ như sau chiến dịch Lam Sơn 719, Tướng Abrams đã có đến tham dự một buổi lễ ở Huế. Sau đó thì ông đã có tâm sự với thuộc cấp của mình là, “Đúng là đáng đồng tiền bát gạo thôi. Họ đã có một chính sách nhằm nâng cấp, và hạ sĩ quan thì đã được lên sĩ quan. Hạ sĩ quan thì đã được thăng cấp lên thành chuẩn úy. Và các chuẩn úy thì lên thiếu úy. Và Tổng thống Thiệu thì cũng cho biết đây chỉ là có tính cách tượng trưng mà thôi – đã thực sự từng có tới khoảng 5.000 vụ nâng cấp như vậy, trong toàn quân đội. Và những vụ thăng thưởng lên chức đó thì đều thật sự đã xảy ra ngay tại chiến trường”. Tướng Abrams quả đã khoái chí với những gì vừa thấy được. Ông đã lưu ý, “Đó là những gì đã xảy ra ở tại Lào. Mà tôi thì cũng không biết được có một quân đội nào mà lại tuyệt diệu hơn là một quân đội mà đã tự chịu khó đi xuống tìm mấy tay quân nhân có thành tích để tưởng thưởng và cho họ lên chức”. 29  (Cái cách thức áp dụng hầu đào tạo và cung cấp các chỉ huy tài giỏi từ con số không cũng đã được thi hành đối với các viên chức dân sự mà đều do người dân bầu lên trong các thôn ấp, và đều đã phải qua một khoá huấn luyện tại trung tâm đào tạo Vũng Tàu, nhằm giúp họ phát triển khả năng quản trị và lãnh đạo mà họ cần phải có để chu toàn được nhiệm vụ của họ).

Một số nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Nam Việt Nam thì cũng chính đã là những người từng chỉ trích một cách ít thương tiếc nhất ngay đối với chính mình. Tướng Cao Văn Viên, sau chiến tranh đã viết: “Trong thập niên mà tôi đãm nhiệm chức Tổng Tham mưu trưởng QĐVNCH, thì tôi cũng đã chứng kiến được tất cả những thành công lẫn thất bại của cấp lãnh đạo chúng tôi. Tuy đã ráng hết sức mình, nhưng thật sự thì chúng tôi đã không đáp ứng được toàn vẹn cho đúng với ý nghĩa của bổn phận mình trong cái giai đoạn cực kỳ khó khăn nhất đó trong lịch sử của nước Việt chúng tôi. 30

Những vụ đào ngũ thì cũng vẫn lan tràn trong các đơn vị của QLVNCH trong suốt cuộc chiến. Tuy nhiên, điều rất có ý nghĩa ở đây là những người đào ngũ đã không hề để đi gia nhập phía bên kia, mà phần lớn chỉ là để tránh phải chiến đấu hay chỉ là để về nhà. Họ hoàn toàn khác biệt với trường hợp của những người đào ngũ bên phía Việt Cộng và Bắc Cộng. Các người chiêu hồi đã về với chính phủ VNCH trong nhiều trường hợp, và sau đó, cũng đã gia nhập quân đội Quốc gia. Còn những người đào ngũ phía Quốc gia, ngược lại, thì lại sau đó, thường tái gia nhập vào các lực lương quốc gia ở cấp địa phương. Như Anthony Joes đã từng ghi nhận, hiện tượng này quả thật là chỉ là “một sự đổi đơn vị từ quân đội chính quy sang dân quân địa phương” mà thôi. Ông cũng đã lưu ý là, “Trong số các đơn vị dân quân đang bảo vệ chính ngay xóm làng hay tỉnh thành của họ, tỷ lệ đào ngũ đã gần như là một con số không, mặc dù tỷ lệ thương vong cao hơn nhiều kh so với con số tử vong của QLVNCH”.  31

Tham nhũng cũng đã là một vấn đề khác mà đã không bao giờ thực sự được giải quyết, mặc dù toàn hệ quả của nó vào cuộc chiến tranh cũng đã không bao giờ quan trọng như kiểu các nhà bình luận vẫn từng tuyên bố. Tuy nhiên, Tướng Cao Văn Viên cũng đã từng kết luận: “Về vấn đề tham nhũng, mặc dù không trực tiếp gây ra sự sụp đổ của đất nước, nhưng rõ ràng nó cũng đã làm suy yếu đi trình độ khả năng chuyên môn chung trong toàn nước và, nói rộng thêm, thì cũng luôn cả vào khả năng lâm chiến mà thôi”. 32

Thomas Polgar (1922 – 2014)

Trưởng trạm CIA cuối cùng tại Sài Gòn

 Tom Polgar của CIA ►9 đã từng linh cảm để có nhận xét về vấn đề này, và lập luận rằng quốc gia này “cũng đã có thể tồn tại dù với chính phủ Nam Việt Nam tham nhũng, giống như Phi-luật-tân đã từng sống sót với một chính phủ Phi tham nhũng – hay cả Nam Hàn, Thái Lan – hay bất kỳ ở bất cứ đâu. Tại mọi quốc gia nào mà công chức đều không đượç trả lương thỏa đáng, thì chắc chắn sẽ phải có tham nhũng mà thôi”. Polgar nói tiếp, “Đó chỉ là một lối sống”. Nhưng, ông bèn tiếp tục, “đó chính đã không phải là vấn đề đâu. Vấn đề đã là không hề có hạn chế nào đã được đặt ra về khả năng cùng phương tiện mà chính phủ sẽ có thể có được, hầu chống lại cho được một cuộc xâm lấn về quân sự”. 33

Đại tá William LeGro, người từng vẫn ở lại cho đến những ngày cuối cùng với Văn phòng Tuỳ viên Quân sự, cũng đã đồng ý như vậy. Ông nói, “Tham nhũng không phải đã là nguyên nhân của sự sụp đổ. Việc yểm trợ của Hoa Kỳ đã giảm xuống đến mức gần như không còn là gì nữa, thì đó mới chính là nguyên nhân”. LeGro lại còn nhận xét thêm nữa: “Chúng ta đã xử sự quá ư là kinh khủng đối với toàn dân Nam Việt Nam”. 34

* * *

Phụ đính

Nguyễn Văn Thiệu  ►10

Phụ đính này là về kẻ đã quá cố là ông Nguyễn Văn Thiệu, vị cựu Tổng thống Nam Việt Nam và cũng nguyên là vị Tư lệnh Tối cao của quân đội Nam Việt Nam.

Tổng thống Thiệu đã phải lãnh đạo đất nước ông trong suốt những năm đấy khó khăn đặc biệt. Trong khi phải chống lại một cuộc xâm lăng từ ngoại quốc cùng một cuộc nổi dậy ngay tại quốc nội, mà cả hai đều đã được Trung cộng và Liên Xô ủng hộ và yểm trợ về vật chất, ông ta vẫn đã thiết lập được những chính quyền dân cử từ cấp trung ương xuống tận các ấp làng, cũng còn đã bành trướng và – với sự trợ giúp về vật chất cùng cố vấn của Mỹ – nâng cao khả năng của quân đội qua thành quả dần dần đãm nhận được toàn bộ gánh nặng chiến trận sau khi Mỹ đã rút đi.

Các lực lượng Hoa Kỳ đã đích thân chỉ huy một chương trình bình định nhằm phát hiện ra các hạ tầng cơ sở bí mật của địch, mà lâu nay đã vẫn thành công cưỡng bức và khủng bố người dân ở nông thôn, rồi đã thật sự tiến hành cải cách ruộng đất, phân phát cho cả đến 400.000 nông dân quyền sơ hữu trên số 2 triệu rưỡi mẫu tây ruộng, cùng tổ chức đưa 4 triệu công dân trở thành Lực Lượng Nhân Dân Tự Vệ được trang bị với 600.000 vũ khí.

Đại sứ Ellsworth Bunker, người đứng đầu Toà đại sứ Mỹ ở Sàigòn trong sáu năm, đã nhìn thấy được rất nhiều phẩm cách nơi ông Nguyễn Văn Thiệu và cũng đã đúc kết rõ ràng nhiều nhận xét về con người đó, cùng các thành tích của ông ta. Bunker đã ghi nhận: “Ông ta đã từng giải quyết mọi vấn đề một cách sắc sảo và khôn ngoan đáng kể. Ông ta là một cá nhân có khả năng trí tuệ rất đáng khen. Ông đã quyết định ngay từ lúc ban đầu là phải đi theo con đường trọng hiến, chứ không phải chỉ để cai trị với một nhóm tướng lãnh mà thôi, mà nhiều người trong số đó vẫn đã từng mong đợi ông ta sẽ làm như vậy. Càng ngày, ông đã càng xử sự đúng theo nghĩa của một chính trị gia [khi nói vậy thì cũng có nghĩa là Bunker khen], từng chịu đi về nông thôn, để tiếp tục chính sách bình định, từng trao đổi chuyện trò với mọi người dân, hầu ráng tìm cho ra những gì mà họ đang muốn”. Bunker đã tán thưởng, và nhân một lần khác, có so sánh ông với cái tay đối thủ chính trị chính của ông, về khả năng lãnh đạo quốc gia, “Tôi nghĩ ông Thiệu khôn ngoan hơn, đáng tin hơn”, đó là theo lời của Bunker. 35

Thiệu cũng là một người thực tiển, và cũng từng nói với Đại sứ Bunker là “thật tiếc chúng tôi không có nhiều tướng thực sự đủ khả năng để chỉ huy được một quân số đông hơn cấp sư đoàn”, về cái nhóm đa số mà ông đã, tuy khiêm tốn nhưng cũng thật chính xác, gồm ngay cả chính mình. 36

Vì hầu hết khả năng về hành chánh ở trong nước đều nằm trong quân đội, cũng như là luôn cả phần lớn về quyền lực chính trị, ông Thiệu đã bị hạn chế mọt cách đắng cay trong việc thay thế những kẻ tham nhũng và bất tài ở cấp cao, và cũng vậy, tự thấy cần phải giữ lại một số người trung thành vơi mình, chớ không phải là tất cả những ai có khả năng. Tư đầu nhiệm kỳ tổng thống, ông Thiệu đã có giải thích tình huống này với một sĩ quan cao cấp của Mỹ, và người này đã tường thuật lại cuộc đàm thoại như sau: “Sau khi cân nhắc khả năng thanh lọc toàn bộ các sĩ quan Nam Việt Nam là điều bất khả thi, ông Thiệu có báo trước là mọi thay đổi quan trọng về cấp chỉ huy sẽ đều cần phải được chuẩn bị và tiến hành một cách cẩn thận. Quân đội không thể bị loại ra khỏi nền chính trị chỉ qua đêm mà thôi. Quân đội thực sự đã và vẫn ủng hộ mạnh mẽ ông về chính trị và cũng là lực lượng đoàn kết duy nhất đủ khả năng hầu gìn giữ cho được an toàn cái đất nước này”. 37

Đại sứ Bunker và Tướng Abrams cùng biết điều này, và cả hai cũng tỏ ra khá kiên nhẫn và đầy cảm thông, nhưng họ cũng có đưa ra các khuyến nghị rất rõ ràng về nhưng viên chức cao cấp thiếu khả năng. Thường thì các đề nghị của họ cũng đã được chấp nhận, tuy là cũng đã phải chờ một thời gian, trong khi cũng phải bố trí về phương diện chính trị trước đã. Theo thời gian, một số thay đổi lớn cũng đã xảy ra trong cấp lãnh đạo Nam Việt Nam, cả về dân sự lẫn quân sự, đôi khi cũng do các khủng hoảng ngay trên chiến trường. Nhưng cũng đã không hề có được một chiến dịch thanh trừng trong sạch hoá toàn bộ, mà thật sự thì cũng không có thể thực hiệc được mà thôi. Không những rồi sẽ phải xảy ra hỗn loạn chính trị, nhưng thậm chí số nhân sự cần có để thay thế thì đơn giản lại là đang không có sẵn sàng. Tiến trình đào tạo họ đúng cho nhu cầu đã phải mất nhiều thì giờ hơn, như thực tế đã cho thấy. 

Các giới chức thẫm quyền cao cấp Mỹ cũng có ghi nhận tầm quan trọng của Tổng thống Thiệu, đặc biệt là trong chiến dịch bình định nông thôn. Tướng Abrams công nhận là “ông ta biết về chính sách bình định nhiều hơn bất kỳ người Việt nào khác” và ông William Colby ►11 thì gọi ông là “viên chức chuyên viên số một về chính sách bình định”. Một tài liệu lịch sử của các Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ cũng từng ghi nhận cá tính quan trọng nhất của ông Thiệu là “ông đã nhận ra rõ ràng được tầm quan trọng cốt yếu của chiến dịch bình định và của việc thành lập các định chế hữu hiệu tại cấp chính quyền địa phương”. 38

William Colby (1920 – 1996)

Trong rất nhiều lần thì ông Thiệu cũng đã có mời Đại sứ Bunker cùng đi thăm các vùng nông thôn, nơi mà Bunker đã từng được nghe ông ta nhấn mạnh việc cần phải chỉnh đốn lại cấp chính quyền địa phương, rồi tổ chức các cuộc bầu cử tại các thôn làng, rồi nào là đào tạo các viên chức thuộc chính quyền địa phương và cải cách ruộng đất. Tại Vũng Tàu, độ 1.400 trưởng làng, đại diện cho khoảng ba phần tư toàn thể số thôn làng ở miền Nam Việt Nam, đã được huấn luyện trong vòng chín tháng đầu năm 1969. Tổng Thống Thiệu đã có ghé thăm tất cả các lớp học này, và nhân đó đã giúp cho các trưởng thôn làng này có thể về nhà và nói được là “Tổng thống Thiệu đã có nói với tôi như vầy đây”. Tới cuối năm 1969, tình hình đã được cải thiện đến nỗi mà ông John Paul Vann, nhân vật huyền thoại từng đóng một vai trò nổi bật trong chiến dịch bình định, cũng đã sẽ nói với một cử toạ tại Princeton là “Mỹ đã chiến thắng về quân sự, và cũng đang chiến thắng về chính trị, nhờ ông Thiệu”. 39

Tới tháng 4 năm 1968, Tổng thống Thiệu đã không nghe lời khuyên của gần như toàn thể các cố vấn của mình, và ra lệnh thành lập Lực lượng Nhân dân Tự vệ.  Ông Thiệu đã lập luận là “chính phủ phải dựa vào sự ủng hộ của người dân, và sẽ không có giá trị gì nữa, nếu mà không dám vũ trang cho họ”. Cuối cùng, thì đã có khoảng bốn triệu người, quá già hay quá trẻ để có thể thi hành nghĩa vụ quân dịch, đã được ghi danh vào lực lượng này và đã được trang bị với 600.000 vũ khí. Và để chứng tỏ một cách dứt khoát là chính quyền Thiệu quả đã được dân chúng thực sự ủng hộ, Lực lượng Nhân dân Tự vệ đã sử dụng những vũ khí này, không phải để chống lại chính phủ của họ, nhưng là để chống lại sự thống trị của cộng sản.

Trong muôn trùng tài liệu do chúng phổ biến, địch đã luôn luôn dự đoán và kêu gọi cho một “cuộc tổng nổi dậy” của miền Nam Việt Nam, nhưng trên thực tế thì đã hoàn toàn không bao giờ có được bất kỳ cuộc nổi dậy nào cả hầu ủng hộ chúng tại Nam Việt Nam. Đối với mọi nhà quan sát khách quan thì cũng không có gì là đáng ngạc nhiên cả khi nhìn đến thành tích của chúng, từ năm này qua năm khác, với nào là bao nhiêu vụ vụ thủ tiêu, bắt cóc, đặt bom khủng bố, cưởng bách, cũng những vụ pháo kích bừa bãi vào chính các trung tâm đông dân cư trên toàn khắp Nam Việt Nam, đúng thật là nhũng hành động hầu như không hề đặt nặng đến mục tiêu chinh phục cho được lòng thương yêu của các nạn nhân. (Đoạn này KHÁC màu do người chuyển ngữ để nhấn mạnh)

Vào tháng 10 năm 1971, trong khi chiến trận vẫn đang khốc liệt, Tổng thống Thiệu đã lại ra tái ứng cử mà không có đối thủ. Nhiều người bèn đã chỉ trích ông ta cũng vì điều đó, và gợi ý là như vậy thì việc đắc cử của ông ta bằng cách nào đó, thì cũng đã không được chính đáng vì đã không hề có đối thủ. Nhưng trong cuộc bầu cử đó, mặc dù kẻ thù kêu gọi cử tri tẩy chay và cảnh cáo là cử tri sẽ là những mục tiêu cho chúng, đã có tới 87,7 % cử tri hợp lệ đã đi bầu và 91,5 % trong số đó đã bỏ phiếu cho Tổng thống Thiệu. (Khoảng 5,5 % số phiếu bị bất hợp lệ). 40 Đó cũng đã là kết quả đi bầu lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Nếu vụ bầu cử quả thật không là gì cả (vì không có ứng cử viên đối thủ), hay nếu người dân không chấp nhận sự lãnh đạo của Thiệu, thì tại sao họ lại chấp nhận rủi ro cá nhân, dù thực tế hoặc tiềm ẩn, để bày tỏ sự ủng hộ cho việc tái tranh cử của ông ta? Câu trả lời đúng là, bất kể bao nhiêu chỉ trích khác nhau, một đại đa số rất lớn nhân dân đã coi trọng cung cách hành xử của ông Thiệu và mong muốn ông ta tiếp tục điều hành quốc gia.

Tháng giêng năm 1972, John Paul Vann đã tuyên bố, “Thực tế căn bản của cuộc sống, và đó là một điều không tránh khỏi, là phần đông dân chúng – độ khoảng 95% – thích chính phủ Việt Nam hơn là một chính quyền cộng sản hay một chính phủ do phía bên kia đề nghị”. 41 Nhưng đáng buồn thay, nhiều người Nam Việt Nam ngày nay lại có một thái độ chống đối chỉ trích Tổng thống Thiệu. Tôi đã có trao đổi về điều này với nhiều người bạn Việt Nam đang sống ở Mỹ. Mới gần đây thôi, thì cũng đặc biệt đã có một người đàn ông, một người thông minh và có học thức, đã khiến tôi phải ngỡ ngàng khi cho tôi biết là người Việt Nam đã nghĩ là Tổng thống Thiệu từng nói dối với họ. Tôi hỏi ông ta là về cách nào. “Ông ta đã biết trước là Mỹ sẽ bỏ rơi chúng tôi, và ông ta đã không hề cho chúng tôi biết được điều đó”, người bạn đó đã trả lời tôi như vậy. Tôi nghỉ đó là một phán đoán quá ư là khắc nghiệt, mà cũng là một điều khả dĩ có thể bàn cải được. Đại sứ Ellsworth Bunker nhớ lại tưng đích thân trao tận tay cho Tổng thống Thiệu ba lá thư của Tổng thống Nixon, trong đó “ông này cam kết” sẽ lại can thiệp giúp Nam Việt Nam “trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng về các thỏa ước của phía bên kia”. Tuy nhiên, theo Bunker, “Quốc hội … thì cũng đã khiến cho việc thực hiện những cam kết đó trở thành bất khả thi mất rồi”. Kết quả đã là sao? “Tôi thực sự nghĩ đó đúng là một sự phản bội đối với miền Nam Việt Nam”, Bunker tuyên bố một cách dứt khoát như vậy. 42   Riêng với tôi, thì tôi nghỉ cũng làm sao mà chúng ta có thể chờ đợi Tổng thống Thiệu rồi sẽ có thể dự đoán được một tiến trình hành xử đầy tính nhục nhã như vậy từ phía Mỹ. Ông Thiệu đã từ chức Tổng Thống vài ngày trước khi Saigon bị sụp đổ, với hy vọng sẽ giúp tạo được điều kiện thuận lợi hầu giải quyết cuộc chiến. Trong bài diển văn giả từ, thì cũng thật dể hiểu được nổi cay đắng của ông về kết thúc của những năm dài đấu tranh vừa qua. Chỉ riêng việc tường trình cùng quốc dân của ông cũng đã chứng tỏ được là ngay ông, thì ông cũng bị choáng váng như mọi người là, có một lúc nào đó, người bạn đồng minh Mỹ cũng có thể, trong một thời điểm đầy khủng hoảng như vậy, mà đành đoạn quay lưng lại Nam Việt Nam (và cũng luôn cả với tất cả những hy sinh mà người Mỹ đã từng cống hiến tại đó). (Đoạn này KHÁC màu do người chuyển ngữ để nhấn mạnh)

Quan điểm của tôi là Nguyễn Văn Thiệu đã từng hành xử một cách oai hùng trong những năm dài của một cuộc chiến tranh cực kỳ khó khăn, và xuyên quá đó đã xứng đáng – dù ông ta có được thừa nhận hay không – để nhận được sự tôn trọng và lòng biết ơn của mọi người nào mà cầu mong vinh quang cho Miền Nam Việt Nam.

* * *

Phần 5

 Lam Sơn 719

Gần như mọi tường thuật về Lam Sơn 719, cái chiến dịch đánh sâu vào lãnh thổ Lào quốc trong năm 1971 của QLVNCH, thì cũng đều miêu tả đó như là một thất bại tan nát về phía miền Nam Việt Nam. Nhưng trong thực tế, thì lại là một điều rất là khác xa. Nhờ các băng thu âm của Abrams cùng nhiều nguồn tin khác, ngày nay chúng ta đã biết được là Bắc Việt đã bị thiệt hại nặng trong chiến dịch đó, g và do đó cũng đẩy chậm lại thêm nhiều khả năng tung ra một cuộc tổng tấn công ở miền Nam, cũng như cống hiến thêm thời gian giúp cho chương trình Việt Nam hóa rồi sẽ tiến tới được thành công. Trong phiên họp WIEU ngày 30 tháng Giêng, đã báo cáo là có những dấu hiệu tiên khởi cho thấy địch đang cảnh giác là sẽ có một chiến dịch vượt biên giới. Lúc đó là đúng tám ngày trước khi cuộc hành quân bắt đầu. Một thuyết trình viên đã cho biết, “COMINT [tình báo về liên lạc viễn thông] cho thấy địch đang quan tâm về các chiến dịch đồng minh mà chúng dự đoán sẽ xảy ra ở Bắc Quân khu I và vùng lãnh thổ Lào tiếp giáp. Các liên lạc vô tuyến chận nghe được kể từ ngày 24 tháng Giêng đã tiết lộ mối quan ngại của địch là quân đội Nam Việt Nam “có thể tấn công xuyên qua biên giới trong cố gắng ngăn chặn hệ thống tiếp liệu hậu cần của địch”. Có những dấu hiệu khác cho thấy địch cũng đang lo ngại sẽ có một cuộc đổ bộ tán công vào miền Bắc Việt Nam, một cuộc xâm nhập vô Lào từ các hàng không mẫu hạm đang trực ngoài khơi, và nhiều lo ngại khác nữa. 43

Vào ngày 8 tháng 2, các đơn vị QLVNCH đã vượt qua biên giới sang Lào bằng Đường số 9 chạy theo hướng Đông sang Tây. Lực lượng tấn công bao gồm thiết giáp, dù, biệt động quân, TQLC và bộ binh. Đến cuối tuần đầu tiên thì đã có khoảng 10.600 quân của QLVNCH tại Lào. Đồng thời, hai cuộc hành quân xuyên biên giới khác của QLVNCH với 19.000 quân cũng đang tiếp tục ở Cam-pu-chia. 44

Khi Đô đốc McCain, Commander in Chief Pacific Command CINCPAC (Tổng Tư Lệnh Lực Lựng Thái Bình Dương), tới tham dự một buổi thuyết trình vào ngày 19 tháng 2, thì thuyết trình viên đã cho ông ta biết là “ở Lào, các cuộc đụng độ vẫn chỉ đang ở mức tương đối nhẹ, với cấp trung đội và những giao tranh nhỏ cũng chỉ được báo cáo trên toàn những vùng đang có hành quân. Cũng vậy, các cuộc tấn công bằng hỏa pháo cũng vẫn chỉ ở mức tương đối thấp”. Vào thời điểm đó, MACV (Military Assistance Command, Vietnam ~ Bộ Chỉ Huy Cố Vấn Hoa Kỳ tại Việt Nam) đã đang chịu trách nhiệm đối phó với sáu trung đoàn địch đang hăm dọa các lực lượng QLVNCH từ lãnh thổ Lào quốc. Không có lực lượng Hoa Kỳ nào được phép có mặt trên đất Lào, nhưng vẫn có những người Mỹ phụ trách về không trợ và do đó, cũng đã bị mất 21 phi cơ trực thăng xuyên qua cả 7.000 phi vụ. (Sau khi chiến dịch chấm dứt, độ sáu tuần sau đó, số thiệt hại đã sẽ tăng lên đến con số là 108, với tỷ lệ thiệt hại là 21 trên 100.000). 45 Thiếu tướng William E. Potts, Trưởng Phòng MACV J-2, đã tổng kết thuyết trình cho Đô đốc McCain như sau: “Ý nghĩa thực sự của chiến dịch Lam Sơn là đã buộc được địch phải sử dụng toàn bộ thực lực của chúng, và cũng khiến chúng đang tung ra mọi khả năng có được, ngoại trừ Sư đoàn 325 và Trung Đoàn 9 của Sư đoàn 304. Cho nên, nếu chúng bị tổn thất thì hậu quả sẽ kéo dài rất lâu mà thôi”. Tướng Abrams cũng đã bổ túc: “Và dĩ nhiên thì chúng tôi cũng đang rất sẳn sàng để mà chào đón tất cả bọn chúng, chào đón một cách tuyệt đẹp nhất mà thôi”. 46

Tuy nhiên, đến ngày 20 tháng 2, gần hai tuần sau khi chiến dịch được phát động, thì cũng chỉ có sáu trung đoàn địch thôi, đã được tung vào vùng giao tranh của Chiến dịch Lam Sơn. Đúng vậy, thuyết trình viên tại phiên họp WIEU của các chỉ huy trưởng trong ngày hôm đó, đã báo cáo là “cuộc đụng độ quan trọng đầu tiên đã xảy ra vào đêm 18 tháng 2”. Trong khi đó, QLVNCH cũng có một lực lượng tương đương, gồm mười tám lực lượng xung kích cấp tiểu đoàn, mà vẫn đang tiếp tục truy tìm và quét sạch địch. 47

Tướng Abrams nhấn mạnh lưu ý ban tham mưu và các vị chỉ huy thuộc cấp tính cách quan trọng của vấn đề phải cung cấp cho người dân Nam Việt Nam mọi thứ mà họ đang cần hầu chiến thắng được trận chiến có tính cách quyết định này. Ông ta nhấn mạnh: “Đây chính là cơ hội để dáng vào địch một đòn chí tử mà chưa từng bao giờ chúng ta đã có được một cách rõ ràng như hiện nay trong suốt cuộc chiến tranh này”. Trong một nhận xét mà sau này đã tỏ ra thật là chí lý, khi mà đã có vài kháng biện được đưa ra tại Hoa-thịnh-đốn, thì Tướng Abrams cũng đã có lưu ý: “Những rủi ro nhằm hoàn thành công trình này thì ai cũng biết và hiểu ngay từ đầu, và đã có ý tưởng là đã đến lúc phải chấp nhận những rủi ro”. Sau đó thì đại sứ Bunker cũng đã đúc kết mọi dữ kiện hầu tái xét đánh giá   nhân chuyến viếng thăm gần đây của ông tại Hoa-thịnh-đốn. 48

Vào ngày 24 tháng 2 thì MACV vẫn tiếp tục phải đối phó vơi sáu trung đoàn địch (một con số mà cũng đã tăng lên đến con số bảy chỉ ba ngày sau đó) trong vùng hành quân Lam Sơn 719 và thuyết trình viên, nhân một phiên cập nhật hóa cho cho Tướng Abrams, cũng dã cho biết là có bốn tiểu đoàn địch, trong số mười tám tiểu đoàn thuộc các trung đoàn đang tham chiến, đã bị liệt kê như là không còn khả năng chiến đấu. Tính đến thời điểm đó, thì con số tử vong tại chiến trường của địch đã được ước tính là 2.191 bộ đội, trong khi phía QLVNCH thì đã chỉ bị tổn thất 276 binh sĩ. 49

Tới lúc đó, chỉ mới hơn có hai tuần sau khi phát động chiến dịch, một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về khả năng cung ứng phi cơ trực thăng đã bất ngờ tỏ lộ ra. Đường số 9, đường chính theo hướng đông-tây dẫn vào khu vực hành quân, đã lộ ra có nhiều chổ bị cắt đứt rất sâu, nhiều chổ sâu đến cả hai mươi ‘feet Anh‘, làm cho tuyến đường kém hữu ích trong việc dùng để tiếp tế hơn như là đã dự tính. Đặc biệt, các xe bồn chở xăng loại 5.000 ‘gallon Mỹ‘ thì đã thực sự không thể nào di chuyển được trên con đường này. Việc tiếp tế bằng không vận bèn phải được dùng để thay thế, và do đó, cũng đã gây một gánh nặng rất lớn lên các không đội trực thăng. Nhưng rõ ràng là khả năng điều động và bảo trì tuyệt tốt thì cũng đã điều chỉnh được tình hình, bởi vì ngay Trung tướng Julian Ewell, ►12 người từng nổi tiếng là ít khi chịu khen ai cả, sau khi tới xem xét tình hình, đã tường trình là “tỷ lệ về khả năng tác chiến của họ, khi tôi tới vào ngày Chủ nhật, đã là 79 %, điều mà tôi nghỉ quả là thật quá tuyệt”. 50 Cùng lúc đó, một cuộc tấn công lớn của địch, gồm cả tăng, đã tràn ngập Mục tiêu 31 và luôn cả một bộ chỉ huy thuộc Sư Đoàn 1 QLVNCH đang được đặt tại đó. Sau đó, thì kiểm kê ra là thiệt hại của địch, nhân cuộc tấn công đó, đã là 250 tử vong tại chiến trường cùng 15 xe tăng đã bị tiêu diệt, so với số 13 tử thương, 39 thương tổn và ba thiết vận xa bị hư hỏng của bên phía QĐVNCH. 51

Lulien Ewell (1915 – 2000)

Một trung đoàn địch khác đã được ghi nhận được tung thêm vào trận chiến vào ngày 1 tháng 3, nâng tổng số của địch lên đến tám trung đoàn (và cũng có luôn số 24 tiểu đoàn tương đương với sáu trung đoàn mà đã bị liệt kê như là bất khả dụng rồi). Tướng Abrams đã nhận xét: “Hiện vẫn đang là một chiến trận cực kỳ đẫm máu”. Vào một ngày 4 tháng 4, trong phiên họp cập nhật hóa tình hình chiến trường, thuyết trình viên đã nhắc lại là những tín hiệu đầu tiên cho thấy địch đã chuyển sang vị thế tấn công đã xảy ra vào ngày 11 tháng 2, nhưng mãi đến ngày 18 tháng 2 thì cuộc phản công lớn đầu tiên của địch mới xảy ra. Bây giờ thì coi như địch đã mất đi tương đương với số lượng bảy tiểu đoàn cơ động về nhân sự, trong khi các xe tăng còn lại của chúng cũng đã giảm xuống chỉ còn độ 65 tới 70 chiếc, từ con số nguyên thủy là 100 chiếc. 52 Tại thời điểm này thì địch đã được đánh giá là có khoảng 13.000 bộ đội trong khu vực hành quân, cộng với từ 8.000 đến 10.000 bộ đội hậu cần. Để chống lại thì QLVNCH đang có mười sáu tiểu đoàn cơ động. 53

Khi một tù binh thuộc Trung Đoàn 24B đã tiết lộ ra những con số thương vong nặng nề từng gánh chịu khi phải chiến đấu dọc theo Đường 92 phía bắc của Ban Đông, Phòng J-2 của MACV đã tái ước lượng và cắt giảm lực lượng khả dụng của địch bớt hai tiểu đoàn nữa, đi đến “một tổng số là 10 tiểu đoàn bị loại bỏ hoàn toàn khỏi con số 30 tiểu đoàn của 10 trung đoàn được tung vào chống lại các lực lượng của QLVNCH trong toàn khu vực hành quân. Tướng Abrams đã nói, “Tôi càng ngày càng tin được hiện chúng ta có thể đang chứng kiến cái trận chiến quyết định duy nhất của cuộc chiến tranh này”. Tướng Potts ►13  thì có nói thêm: Chúng đã bị thiệt hại mất đi phân nửa số tăng, phân nửa số súng phòng không AAA và 10 trong số 30 tiểu đoàn của chúng.  54

William E. Potts (1921 – 2005)

Tại một phiên điều trần WIEU cho các tư lệnh vào ngày 20 tháng 3, Đại sứ Bunker đã miêu tả chiến dịch Lam Sơn 719, mà lúc đó cũng đang đi vào giai đoạn cuối, cũng đã tóm tắt là “cực kỳ ích lợi, toàn bộ chiến dịch này”. Tướng Abrams bèn trả lời: “Quả đã đúng là một cuộc hành quân đầy cam go, nhưng tôi cũng nghỉ là những hậu quả của nó cho tới hết năm nay sẽ rất ư là đáng kể. Chúng (kẻ địch) cũng đã ký thác khá nhiều vào chiến dịch Lam Sơn đó, và cũng đang bị tổn thất nặng nề”.  55

Tình trạng địch đã bị tổn thất nặng nề đến mức nào thì cũng đã lộ rõ vào ngày 23 tháng 3, khi mà địch đã phải tung vào chiến trường cái trung đoàn thứ mười một. Thuyết trình viên đã cho biết là chín trong số mười một trung đoàn đó thì cũng đã bị nhiều thương vong nặng nề và đã ước tính là địch hiện còn có được chỉ 17 tiểu đoàn cơ động (trong số 33 tiểu đoàn từng được tung vào trận chiến), và chúng cũng đã mất khoảng 3.500 bộ đội hậu cần. 56 Sau đó, nhân khi điều này được thông báo tại WIEU, Tướng Potts có bổ túc: “Đó không phải chỉ là những tiểu đoàn bất khả dụng, thưa ngài. Đó thực sự chỉ là những là tiểu đoàn hoàn toàn bị xóa sổ mà thôi”. 57

Phía VNCH cũng bị tổn thất nặng nề, đã báo cáo bị 1.446 quân nhân tử thương tại chiến trường và 724 quân nhân bị thất tung trong khi đang chiến đấu. 58 Nhiều thiết bị cũng đã bị phá hủy hay phải bị bỏ lại Lào trong một cuộc rút quân vào lúc cuối, mà đã có phần nào rất là hấp tấp. Và trong cuộc hậu thẩm định, Trung Tướng Sutherland ►14 có lưu ý là “sự yếu kém từ lâu nay vẫn đã là ban tham mưu QĐVNCH không có được khả năng để chuẩn bị cho kịp thời và thích đáng, nhằm phối hợp các phương tiện về không quân, với các khả năng pháo binh lẫn khả năng không kích, nhưng nhân trận này, họ cũng đã rút được rất là nhiều kinh nghiệm mà thôi”.  59

Trung Tướng James William “Jock” Sutherland (1918 – 1987)

(bên trái, chung với Đại tá Edmund G. Derning ở giữa

Và Thiếu Tướng Charles F. Widdecke ở bìa phải)

Sự ủng hộ của công luận Nam Việt Nam đối với chiến dịch này xem ra lại thật là đặc biệt. Khi Sir Robert Thompson ►15 tới thăm vào cuối tháng 3, ông được tường trình về các kết quả của cuộc điều tra vừa được thực hiện ở 36 tỉnh. Kết quả đã là 92% ủng hộ các chiến dịch loại như Lam Sơn 719, 3% thì phản đối, và phần còn lại thì đã không có ý kiến. Đó là tỷ lệ phần trăm cao nhất từng được ghi nhận với bất kỳ câu hỏi nào trong bất kỳ mọi cuộc điều tra định kỳ. 60

Sir Robert Thompson (1916 – 1992) cùng

Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon tại Mã-lai-á năm 1953

Cho dù QLVNCH đã phải hành quân ròng rã suốt cả trong 42 ngày tại Lào, bản tóm lược đơn giản khiêm tốn của MACV cho Bộ Trưởng Lục Quân Stanley Resor vào cuối tháng 4 chỉ đã là “chiến dịch giúp đo lường khả năng của QĐVNCH trước một kẻ địch kiên quyết, nhân các cuộc hành quân vượt biên giới, và chắc chắn là đã làm gián đoạn được lịch trình tiếp tế của chúng”. 61 Tại Hoa Kỳ thì cuộc hành quân này đã bị rộng rãi phê bình là một thảm hoạ cho miền Nam Việt Nam. Bọn tuyên truyền của Hà Nội thì chỉ quá ư là vui vẻ để xin đồng ý mà thôi.

Tuy nhiên, Tướng Abrams thì lại ghi nhận là các kết quả của chiến dịch đúng là rõ ràng thuận lợi cho phía Nam Việt Nam. Ông đã nhận xét, “Tôi đã không còn gì là nghi ngờ gì nữa là làm sao mà tôi lại còn có thể có được ý nghỉ là Bắc cộng có thể thắng được họ. Chiến tranh rồi cũng sẽ không ngưng lại, nhưng nay thì Bắc cộng lại đang phải đối phó với một vấn nạn cực kỳ khó khăn hơn bao giờ hết“. 62 (Đoạn này KHÁC màu do người chuyển ngữ để nhấn mạnh)

* * *

Phần 6

Một Cuộc Chiến Từng Đã Thắng Được Rồi

Ngược lại với những gì hầu hết mọi người dường như hằng vẫn tin, cách điều hành chiến trận mới trong thời kỳ của Tướng Abrams đã thực sự thành công đáng kể. Và, do trong những năm sau đó, các lực lượng Mỹ đã cứ dần dần phải bị rút đi, thì càng ngày chính miền Nam Việt Nam cũng đã càng đạt được cái thành công đó mà thôi.

Do từ hoàn cảnh ngày càng có thêm lãnh thổ dành lại được từ tay địch, đã có một số lớn kẻ thù “chiêu hồi” về phía Quốc gia. Sự kiện này đã đạt đến cao điểm 47.000 hồi chánh viên vào năm 1969, với cả 32.000 hồi chánh viên khác vào năm 1970. 63 So sánh với con số chính thức được công nhận là toàn thể một sư đoàn bộ đội Bắc cộng là 8.689 quân, 64 thì cũng có nghĩa là địch cũng đã bị mất khoảng 9 sư đoàn chỉ trong hai năm đó mà thôi.

Và rồi thì cũng đã xảy ra cái thời điểm mà chúng ta cũng đã từng thắng trận. Chiến tranh vẫn chưa chấm dứt, nhưng chúng ta đã chiến thắng trong cuộc chiến đó rồi. Lý do chiến thắng đã là sự kiện Nam Việt Nam đã đạt được khả năng, với sự hứa hẹn hỗ trợ của Hoa Kỳ (tương tự như sự ủng hộ vẫn đang có với các đồng minh của Hoa Kỳ ở Tây Đức và Hàn Quốc), hầu duy trì được nền độc lập và quyền tự do hành động của họ. (Đoạn này KHÁC màu do người chuyển ngữ để nhấn mạnh)

Rất sớm, ngay dạo đầu thập niên 1969, John Paul Vann, một thành viên cao cấp thuộc chương trình bình định, cũng đã có viết cho cựu Đại sứ Henry Cabot Lodge để nói “nay là lần đầu tiên trong tiến trình dính líu của tôi vào Việt Nam, tôi đã không còn phải quan tâm để cần phải đi Hoa-thịnh-đốn hay Ba Lê, bởi vì mọi chuyến đi trước đây của tôi thì cũng đã chỉ với ý định cố gắng để ảnh hưởng hay để làm thay đổi các chính sách về Việt Nam mà thôi. Bây giờ thì tôi lại đã thật là hài lòng và đồng ý với các chính sách hiện hành”. Ông Vann cũng đã viết với đầy linh cảm cực kỳ, “Tôi tin là chúng ta đang trên đà hoàn thành được các mục tiêu của chúng ta, là rồi đây, chúng ta sẽ thực sự loại bỏ được cái tấn bi kịch là rồi sẽ lại phải có thêm những tử vong Mỹ ở Việt Nam sau năm 1972 và các phí tổn cho chiến tranh (một cuộc chiến mà tôi nghĩ là sẽ rồi cứ phải tiếp tục trong vô hạn kỳ) sẽ được triệt để giảm mạnh và cuối cùng sẽ được phụ trách chỉ bởi nhũng người Việt Nam, với sự trợ giúp về tiếp liệu và tài chính của chúng ta thôi”. 65

Ngoài việc đãm nhiệm vai trò chiến đấu thay thế cho những quân nhân Mỹ đang được rút đi, VNCH cũng phải giải quyết muôn trùng thay đổi về chính sách. Tướng Abrams đã tỏ ra rất là rõ ràng và chân thật về cách thức mà VNCH đang phải giải quyết hầu ráng vượt cho qua được những khó khăn trở ngại ngày càng cứ gia tăng. Ông đã nhắc lại, “Chúng ta đã bắt đầu vào năm 1968. Rồi đây tới năm 1974, thì chúng ta cũng sẽ giúp VNCH đủ khả năng hầu rượt đuổi để quét sạch bọn VC. Nhưng rồi họ bèn thay đổi mục tiêu và quay đi vuốt ve tụi VC và Bắc cộng – tại miền Nam Việt Nam. Rồi thì họ lại cũng dồn chung mọi việc lại để dứt điểm toàn bộ cho nhanh chóng mà thôi. Họ đã dồn chung mọi chương trình lại như vậy là ba lần, hay cả bốn lần – càng nhanh càng tốt thôi. Như vậy, với một kế hoặch dự trù trong một chu kỳ thời gian như vầy” – ông ta dùng hai tay bung ra để biểu lộ cho một thời gian khá dài – “thì nay lại bị phải hoàn tất trong chỉ một khoảng thời gian như vầy” – ngắn hơn rất ư là nhiều mà thôi.

“Và nếu đó là các vấn đề về VC, về Bắc Việt, về ngăn chận, về giúp đỡ người Campuchia và vân vân – đó cũng chính là những gì mà chúng ta đang phụ trách giải quyết. Và,”, Tướng Abrams bèn lưu ý tiếp, “quý vị cần phải cảnh giác về một sự kiện như vậy, còn nếu không thì quý vị cũng sẽ bị cảm tưởng là mình đã đang bị lường gạt mất thôi. Quý vị không nên làm điều đó, bởi vì nó sẽ khiến quý vị phải khùng điên lên mà thôi”. 66 Trong số những thay đổi quan trọng nhất về chính sách thì đã có cái quyết định từ bỏ những kế hoạch hiện hữu từ lâu nay, là vẫn không còn giữ lại, trong vô thời hạn, một lực lượng Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam, theo một giải pháp tương đương như đang được áp dụng ở Tây Âu và Nam Hàn.

Sau ba năm rời xa Việt Nam, vào mùa thu năm 1971, Thomas J. Barnes đã trở lại phục vụ trong chương trình bình định. Ông ta đã nói với tướng Fred Weyand ►16, ” Ba tiến triển chính yếu đã đập vào mắt tôi”, “nông thôn thì phồn thịnh, các lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân nay đã vững vàng, và tình trạng ngày càng tốt thêm về tính cách tự trị chính trị lẫn kinh tế trong các thôn làng. Một trong những đóng góp lớn nhất của chúng ta trong chương trình bình định đã là tái lập lại được định chế thôn làng trong cái vị thế tương đối được độc lập và tự lực cánh sinh từng được ghi nhận xuyên suốt trong sử Việt”. 67

Tướng Frederick C. Weyand (1916 – 2010)

Ngay cả trước đó, độ vào giữa tháng 3 năm 1971, đã thật rõ ràng là VNCH nay đã đang mang gánh nặng chính trong việc giao tranh. Một thuyết trình viên đã báo cáo với Trung Tướng Ewell, “Tướng Abrams đã nhấn mạnh và chủ trương bây giờ, gần như là phải hoạt động một trăm phần trăm cho chính sách bình định và cho chiến dịch dành ảnh hưởng này mà thôi. Chúng ta nay thì không còn có vai trò nhằm phát động những cuộc hành quân quy mô với chỉ quân đội Mỹ nữa rồi”.

Các lời khai từ phía tuf binh địch thì cũng đã xác định những gì VNCH đã đạt được. Trong một sách xuất bản bởi Nhà xuất bản Thế giới Hà Nội, Lưu Văn Lợi và Nguyễn Anh Vũ đã viết, “Tại Nam Bộ, vào cuối năm 1968 thì các ấp chiến lược và các khu vực bị tranh chấp đều đã được quân đội Sài Gòn tái chiếm. Và cuối năm 1968, chúng ta đã phải gánh chịu những tổn thất thật to lớn. Đối phương đã tập trung lực lượng để lo bình định các vùng nông thôn, gây cực kỳ khó khăn cho chúng ta trong những năm 1969-1970. Kể từ khi quân đội Hoa Kỳ đưa quân vào Nam Việt Nam, thì chúng ta đã chưa bao giờ lại phải gặp bao nhiêu là khó khăn như trong hai năm đó. Hạ tầng cơ sở của chúng ta ở nông thôn đã bị suy yếu đi, các vùng ảnh hưởng của chúng tôi thì bị co cụm lại. Các lực lượng chính của chúng ta đã bị tàn sát mà cũng không còn được những cơ sở vững chắc tại Nam Việt Nam nữa, và họ đã phải di chuyển qua các căn cứ đặt tại đất nước Campuchia thân thiện”. Rồi cuối cùng, họ cũng đã phải viết xuống: “Chúng ta đã lâm vào một tình huống cực kỳ nguy kịch vào những năm 1969, 1970, 1971. Kể từ dạo nửa năm sau của 1968, đối phương bèn tập trung các cuộc tấn công vào khu đã được chúng ta giải phóng rồi, hầu quét sạch và đẩy xa đi các lực lượng chính yếu của chúng ta”.  68

Vào tháng giêng năm 1972 thì ông Vann đã có nói với bạn bè là “chúng ta đang ở mức thấp nhất về số lượng đụng độ trong cuộc chiến, mà chưa từng bao giờ đã đạt được từ lâu nay. Ngày nay thì chỉ tràn lan một không khí thịnh vượng an cư ở khắp các vùng nông thôn của Việt Nam, và không ai mà có thể đi phủ nhận được điều này. Bây giờ, đường xá thì đều được thông thương và những cây cầu bắt ngang sông cũng tràn đầy, và bạn rồi sẽ phải chịu rủi ro nhiều hơn khi đi trên mọi đường phố ở Việt Nam do mối hiểm nguy từ những xe Honda và Lambretta cứ luôn luôn đua chen, ồn ào và xô lấn nhau, hơn là do mối hiểm họa từ VC”. Và ông Vann nói thêm, “cái chương trình Việt Nam hóa này, nói đúng nghĩa, đã vượt qua mọi mơ tưởng về thành công nhất mà tôi đã từng dám có”. 69 Đó chính là những thành tựu của VNCH.

* * *

Phần 7

Tổng Công Kích Mùa Hè Đỏ Lữa 1972

Sự thành công rộng rãi của tiến trình Việt Nam hoá và chương trình bình định tại miền Nam Việt Nam đã khiến, vào năm 1972, một cách rõ ràng cho địch là chúng phải cần có một phương thức chiến đấu khác. Phương thức được sửa đổi đó đã được lộ ra trong điều được gọi là Easter Offensive (Tổng Công Kích Mùa Hè Đỏ Lữa 1972). Douglas Pike đã viết, “Nay đã không còn là một loại chiến tranh cách mạng nữa. Trong mắt Tướng Giáp, đúng hơn thì nay đó là một cuộc chiến quy ước tuy hạn chế, cở nhỏ, giống nhiều như chiến tranh Triều Tiên hơn là bất cứ cuộc chiến nào khác đã từng xảy ra ở Việt Nam từ trước tới giờ”. 70

Vào tháng Giêng năm 1972, John Paul Vann, nhân một lần nghỉ phép ngắn về Mỹ, đã có miêu tả cho một cử tọa toàn giới học giả về hiện trạng ở Nam Việt Nam. “Những người dân đó bây giờ thì đều trông cậy ngay chính vào các viên chức thôn làng từng do chính họ đã bầu lên, trong khi kinh tế thì đã rất được cải thiện, do nơi an ninh cũng đã được tốt hơn nhiều, cũng như khi mà chiến tranh nay thì cũng đã bị đẩy khỏi lãnh thổ của Nam Việt Nam để qua Campuchia và Lào … hình ảnh thực sự của cuộc sống hiện nay, và cũng là một sự thật không thể nào tránh khỏi, là một đa số cực lớn trong dân chúng – khoảng 95% – lại thích chính phủ VNCH hơn là cái chính quyền cộng sản hay cái chính phủ mà phía bên kia đang hứa hẹn cho họ”. 71

Tài liệu sử của bộ đội Bắc cộng về cuộc chiến này có cho thấy “kế hoạch chiến đấu cho năm 1972 đã được chấp thuận bởi Quân Ủy Trung ương vào tháng 6 năm 1971”. Mục tiêu được đưa ra là “để giành cho được chiến thắng dứt khoát vào năm 1972, và để buộc bọn đế quốc Mỹ phải chịu đàm phán hầu chấm dứt cuộc chiến tranh trong  một vị thế của kẻ chiến bại”. 72

Ông Pike đã dùng đồ biểu để mô tả là cuộc tấn công đó, quả không hề là một trận chiến hạn chế khi xem xét lập trường của Bắc cộng, mà đó chính là “một cuộc tổng tấn công … với đầy đủ quân số, vũ khí và tiếp liệu. Vào giữa hè, tất cả 14 sư đoàn bộ đội Bắc cộng đều đang nằm ngoài lãnh thổ Bắc Việt. Bộ đội Bắc cộng đã có được nhiều xe tăng hơn QLVNCH. Chúng cũng có nhiều pháo tầm xa hơn là QLVNCH và đã tha hồ pháo một cách phung phí bừa bãi mà thôi”. 73 Vào cuối tháng 3 năm 1972, khi địch quân tung ra một cuộc xâm lăng theo kiểu quy ước xuống miền Nam với quân số khoảng 20 sư đoàn, thì một trận thư hùng đẫm máu đã xảy ra. Theo Douglas Pike thì “Cái chiến dịch từng được bố trí kỷ càng của địch đã bị đánh tan nát, bởi vì không lực đã không cho chúng tập trung lại được đủ đông quân số như chúng muốn và vì sự chống trả gan lì, thậm chí còn gọi được là quá ư là oai hùng của QĐVNCH. Bộ đội Bắc cộng đã bị trừng phạt một cách khủng khiếp, cũng như là toàn bộ hệ thống chuyên chở cùng liên lạc của chúng cũng đã tan nát”. Nhưng, điều quan trọng nhất, “quân đội VNCH và ngay cả các lực lượng địa phương, thì đều cũng đã chấp nhận đứng lên và chiến đấu như chưa từng bao giờ mà họ đã làm lâu nay”. 74

Bộ đội Bắc cộng đã bị thương vong hơn cả 100.000 trong toàn thể lực lượng tấn công của chúng là 200.000 bộ đội – có thể là đã có tới 40.000 tử vong  – và bị thiệt mất hơn phân nửa số xe tăng cùng pháo nặng. Chúng đã phải mất tới ba năm để đủ phục hồi từ những tổn thất này, để hầu có đủ khả năng để lại tái mở một cuộc công kích quy mô khác, và trong thời kỳ đó, thì Tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã bị lột chức tư lệnh Bắc Quân. Ngược lại, Nam Việt Nam đã chỉ bị khoảng 8.000 tử vong, chỉ độ ba lần hơn về số bị thương tích và gần 3.500 người thì bị xem như thất tung trên chiến trường.

Tướng Giáp đã hành xử và căn cứ trên những cơ sở sai lầm nên đã phải trả một giá kinh khủng cho các tính toán sai lầm của y. Pike đã kết luận là Giáp “đánh giá quá thấp lòng quyết tâm và sức đề kháng đầy hiệu quả mà y sẽ được người miền Nam cống hiến cho. Y đã đánh giá quá thấp khả năng tồn tại của QLVNCH”. 75

Sau đó, những người chỉ trích đã cho là Nam Việt Nam chỉ chống trả đánh đuổi đi được bọn xâm lăng là chỉ do nhờ không trợ của của Mỹ mà thôi. Tướng Abrams đã từng phản ứng mạnh mẽ về điều đó. “Tôi cũng không tin là thành công này cũng đã thực hiện được nếu mà không từng có không trợ của Hoa Kỳ”, ông đã tuyên bố với các vị chỉ huy đơn vị của mình. “Nhưng cái điều mà đã phải xảy ra được rồi trước đó, thì chính đã phải là ngay những người Việt Nam, một số người trong số họ, đã phải chịu đứng lại và chấp nhận chiến đấu. Nếu họ không làm điều đó, thì cả mười lần khả năng không trợ của chúng ta thì cũng sẽ không thể nào mà ngăn địch được mà thôi”. 76

Cái đám chỉ trích thì cũng đi chê bai QĐVNCH là đã phải cần sự giúp đở của quân đội Hoa Kỳ để mới tồn tại được. Đã không hề có ai chịu nhớ lại dùm, là từng đã có đến 300.000 quân nhân Mỹ đã được đóng quân tại Tây Đức, chính vì người Đức đã không có khả năng để ngăn chặn sự xâm lược của Liên Xô hay Khối Warsaw Pact mà không có sự trợ giúp của Mỹ. Cũng không có ai chịu nhắc tới rằng ở Nam Hàn đã đang có 50.000 binh lính Mỹ đóng quân, chỉ để giúp Nam Hàn đối phó với mọi xâm lược từ phía Bắc. Và cũng không hề có ai chịu gợi ý là, bởi vì họ đang cần đến sự trợ giúp của Mỹ, nên các quân đội Tây Đức hay Nam Hàn cũng cần đáng phải bị khinh rẽ hay bị mắng nhiếc mà thôi. Chỉ có Nam Việt Nam (mà bây giờ thì chỉ đang nhận được không trợ, chứ không phải các lực lượng lục quân như ở Đức và Nam Hàn) thì mới đã được chọn ra, để bị đối xử một cách không công bằng và với một đầu óc quá ư là đen tối xấu xa mà thôi. (Đoạn này KHÁC màu do người chuyển ngữ)

Nam Việt Nam, trong dũng cảm và máu xương, đã đánh bại Cuộc tấn công Mùa Hè Đỏ Lữa năm 1972 của địch. Tướng Abrams đã có nói với Tổng thống Thiệu là “chính khả năng của các vị chỉ huy chiến trường sẽ quyết định cuộc chiến” 77 và họ đã chứng minh là họ đã rất ư là xứng đáng trước thách thức đó. Các kẻ đứng ra bảo vệ miền Nam Việt Nam đã giáng xuống những thiệt hại nặng nề đến mức mà địch cũng đã phải cần đến cả ba năm, trước khi Bắc cộng lại có thể mở một cuộc tấn công quy mô khác. Và tới lúc đó, dĩ nhiên, bao đổi thay đầy bi thương đã xảy trong cái bối cảnh toàn diện hơn đó.

Khả năng của QLVNCH nay đã trở thành một tấm chắn quân sự chuyên nghiệp, đầy bén nhạy và quyết tâm để bảo vệ đất nước của họ, từ lâu nay đã bị che lấp bởi các bản tường trình tiêu cực, đầy tính cách vu khống, từ những kẻ chống đối lại sự tham dự của Mỹ vào cuộc chiến, hay ít ra thì cũng là sự can dự vào cuộc chiến đó của chính họ, hay từ những kẻ thiên cộng. Những bằng chứng ngược lại thì cũng quá ư là đầy đủ, mà đa số thì cũng có thể thấy được ngay trong thành quả chiến trận vào cuối xuân và vào hè năm 1972.

* * *

Phần 8

Bỏ Rơi Đồng Minh

Phần này liên quan đến tình hình sau khi Hiệp định Paris đã được ký kết vào tháng giêng năm 1973. Để khuyến dụ VNCH chấp nhận các điều khoản mà họ cho là có tính cách sai lầm một cách chí mạng, vì chúng cho phép Bắc cộng giữ lại một số lớn lực lượng của chúng ở miền Nam, Tổng thống Nixon đã nói với Tổng thống Thiệu là nếu Bắc Việt vi phạm các điều khoản của hiệp định và bắt đầu tái  xâm lược miền Nam, Hoa Kỳ sẽ can thiệp về quân sự để trừng phạt chúng. Và, vẫn theo lời Nixon, nếu chiến trận lại tái diển, Hoa Kỳ cam kết sẽ thay thế theo tiêu chuẩn một-đổi-một về quân nhu và quân dụng tác chiến căn bản (chiên xa, pháo binh, và v. v. . . ) mà QĐVNCH sẽ bị thiệt hại, đúng theo như đã được Hiệp định Ba Lê cho phép. Và cuối cùng, Nixon đã có nói, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ về tài chính một cách mạnh mẽ cho Nam Việt Nam. Theo như những gì đã xảy ra sau đó, thì Hoa Kỳ đã hoàn toàn bội ước trong cả ba lời hứa này mà thôi.

Trong khi đó, thì ngược lại, Bắc cộng đã nhận được sự hỗ trợ tới một mức độ chưa từng bao giờ có từ phía quan thày của chúng. Trong khỏang tháng giêng đến tháng 9 năm 1973, chín tháng kế sau Hòa đàm Ba Lê, theo một tài liệu lịch sử được xuất bản ở Hà Nội vào năm 1994, số lượng tiếp liệu được vận chuyển từ Bắc vô Nam thì lại đã lên tới gấp bốn lần cái con số của toàn năm trước. 78 Mặc dù đó cũng chỉ là nhỏ nhặt thôi, khi mang so với những gì đã từng được chuyển về Nam từ đầu năm 1974 cho đến khi kết thúc chiến trận vào tháng 4 năm 1975, cái tổng kết trong suốt mười sáu tháng đó, ngay chiếu theo chính báo cáo của bọn VC, đã là gấp hơn 1 lần 6 cái số lượng từng được chuyển giao cho các chiến trường khác nhau trong suốt cả mười ba năm qua. 79

Nếu mà miền Nam Việt Nam đã bác bỏ thỏa ước Ba Lê thì chắc chắn không những Hoa Kỳ cũng sẽ ký kết mà không cần họ mà thôi, nhưng mà rồi Quốc hội Hoa Kỳ sau đó cũng sẽ nhanh chóng bèn quay ra cắt bỏ thêm nữa số viện trợ cho Nam Việt Nam mà thôi. Nếu, về mặt khác, miền Nam Việt Nam mà chịu ký kết thỏa ước, với hy vọng để tiếp tục nhận được viện trợ của Mỹ, thì rồi họ sẽ buộc phải chấp nhận một kết cuộc mà theo đó, bộ đội Bắc cộng vẫn nằm lại trong lãnh thổ của họ mà tiếp tục duy trì cái mối hiểm nguy. Trong linh cảm tử ly, Nam Việt Nam đã đành chọn tiến trình sau, để rồi chỉ thấy ra – một cách kinh hoàng – rồi đây rất sớm, thì họ cũng phải gánh chịu cùng luôn hoàn cảnh tệ hại nhất của cả hai điều đó mà thôi, bộ đội Bắc cộng thì vẫn bám trụ lại ở miền Nam, mà viện trợ của Mỹ thì cũng đã bị cắt bỏ mất đi mà thôi. Vị cựu Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird cũng đã từng có giải thích về các hậu quả đã rồi sẽ phải bị xảy ra. Ông đã viết: “Trong hai năm sau khi ký kết Hiệp định Paris, Nam Việt Nam đã tự lực cánh sinh một cách can đảm và đáng kính, trước một kẻ địch đang được cực kỳ yểm trợ tối đa hơn nhiều. Các cuộc hòa đàm vẫn cứ đã phải tiếp diễn giữa miền Bắc và miền Nam, mãi cho đến cái ngày trong năm 1975, khi mà Quốc hội bèn quyết định cắt đứt viện trợ Mỹ cho phía VNCH. Bọn Cộng sản bèn ngưng ngay đàm phán và cũng đã không hề bao giờ chịu trở lại nữa. Khi không cón nhận được viện trợ của Hoa Kỳ, thì Nam Việt Nam cũng đã nhanh chóng bị địch đánh tràn mất mà thôi. Chúng ta thì chỉ tiết kiệm có 257 triệu Mỹ kim hàng năm thôi, mà do đó, cũng đã cho phép khởi động cái tiến trình làm sụp đổ miền Nam Việt Nam, mà vốn đã từng bắt đầu đã phải chiến đấu trong cuộc chiến đó mà không hề cần có quân đội của chúng ta kể từ năm 1973″. 80

Nhiều người Mỹ đã từng không thích phải bị nghe nói là các quốc gia độc tài Trung cộng và Liên bang Xô viết thì đã từng chứng tỏ là những đồng minh tốt hơn và trung thành hơn khi mang ra so với cái nước dân chủ Hoa Kỳ của họ, nhưng đó quả chính đã là sự thật mà thôi. William Tuohy, người phóng viên từng theo dõi cuộc chiến này trong nhiều năm cho tờ Washington Post, đã viết là, “gần như không thể nào mà tưởng tượng được, và cũng chắc chắn là không thể nào mà đi tha thứ được, khi một quốc gia vĩ đại lại đành lòng bỏ mặc các đồng minh củ của mình không có ai bảo vệ cùng giúp đở, để rồi dâng hiến họ ngay vào lòng thương hại vị tha của bọn Bắc cộng“, nhưng đó đã chính là những gì mà chúng ta đã làm. 81 (Đoạn này KHÁC màu do người chuyển ngữ)

Mãi cho đến trước khi các v cắt giảm tiệm tiến và khắc nghiệt về viện trợ bắt đầu mang lại những ảnh hưởng sau đậm tiêu cực, thì miền Nam Việt Nam đã vẫn chiến đấu một cách rất ư là oai hùng. Trong hai năm sau khi Hiệp định Ba Lê đã được ký kết, QĐVNCH đã phải bị mất tới cả 59.000 quân nhân tại các chiên trường, chỉ trong khoảng thời gian nhắn ngủi đó, mà lại còn hơn cả cái con số tử vong của quân nhân Mỹ trong toàn cả một thập niên chiến tranh. Nếu chúng ta nghiệm lại là những tổn thất đó thì cũng đã từng bị gánh chịu cho một dân số mà có lẽ chỉ cở là một phần mười của dân số Hoa Kỳ, 82 thì quả thật, rõ ràng là cái hậu quả tàn phá của chiến tranh đã như thế nào, cũng như là cường độ của của chiến trận đã như thế nào để mà lại đưa đến một con số như vậy.

Merle L. Pribbenow II

Merle Pribbenow ►17 đã vạch rõ là chính Bắc cộng cũng đã nhìn nhận là trong suốt 55 ngày của trận tổng tấn công cuối cùng thì tình hình đã lại càng cực kỳ đẫm máu. Đây quả là một thái độ bày tỏ lòng kính phục đối với miền Nam Việt Nam, mà vào lúc đó thì cũng đã nhận chân ra được là cũng không còn làm sao mà thay đổi được kết quả cuối trận mất rồi. Trung tướng Lê Trọng Tấn, trong bộ đội Bắc cộng, nhân trận chiến cuối này, thì cũng đã có ghi nhận, “nhân viên cứu thương quân sự của chúng tôi đã phải đi thu lượm và băng bó cho một số khá lớn thương binh (gấp 15 lần con số bị thương trong chiến dịch biên giới năm 1950, gấp 1 lần rưỡi hơn con số bị thương tại Điện Biên Phủ và gấp 2 lần rưỡi con số bị thương trong chiến dịch Đường 9 Nam Lào năm 1971”. Pribbenow tính ra là “điều này đã sẽ phải từng khiến bộ đội Bắc cộng bị 40.000 tới 50.000 thương binh là ít nhất, và cũng còn có thể cao hơn nhiều nữa, chứ không phải là cái loại thương vong mà người ta mong đợi sẽ phải xảy ra với sự sụp đổ của toàn thể QLVNCH mà đa số các sử gia nói là đã từng xảy ra vào năm 1975”.  83

Đại tá William LeGro, ►18 người đã từng phục vụ cho đến ngày kết thúc cuộc chiến tại ngay Văn phòng Tùy Viên Quân Sự Hoa Kỳ Sài Gòn, nhờ ưu điểm ở được ngay tại hiện trường, đã thấy được thật rõ ràng tất cả những gì đã từng xảy ra. Ông đã nhận xét là, “Việc cắt giảm xuống gần như chỉ còn là con số không của viện trợ Mỹ đã chính là nguyên nhân” gây ra sự sụp đổ vào lúc cuối cùng. “Chúng ta quả đã xử sự một cách quá ư khủng khiếp với miền Nam Việt Nam”.  84 (Câu này KHÁC màu do người chuyển ngữ muốn nhấn mạnh)

 

Đại Tá William E. LeGro (1923 – 2013)

Vào gần lúc cuối, Tom Polgar ►19 lúc đó là Giám đốc CIA, nhiệm sở Sài Gòn, đã gởi đi một bản đánh giá ngắn gọn về hiện tình lúc đó. Ông đã tường trình: “Không còn gì phải còn nghi ngờ nữa về kết thúc rồi thì sẽ phải sẽ ra sao mà thôi, bởi vì Nam Việt Nam không thể nào mà còn có thể tồn tại được, nếu không có viện trợ quân sự của Hoa Kỳ, trong khi mà khả năng đánh đấm của Bắc cộng vẫn không hề bị ảnh hưởng và vẫn tiếp tục được Liên Xô và Trung cộng yểm trợ mà thôi”. 85

Tom Polgar (1922 – 1991)

Hoàn cảnh hậu chiến tại Việt Nam thì cũng đã u tối như đã từng bị lo sợ. Seth Mydans đã có viết một cách sâu sắc và đầy bi thương về các đề tài Đông Nam Á cho báo The New York Times. Ông đã tường thuật, “Hơn một triệu người miền Nam đã đành phải bỏ nước chạy trốn sau khi chiến tranh kết thúc. Khoảng 400.000 người đã bị giam vào các trại “cải tạo” – tuy nhiều người chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng một số khác thì phải ở lâu tới cả là mười bảy năm. Và 1 triệu rưởi người khác thì đã bị cưởng bách phải đi tái định cư tại nhũng vùng gọi là “khu kinh tế mới” với đất đai khô cằn ở vùng nam của Việt Nam, mà cũng từng đã bị tàn phá lâu nay rồi bởi đói kém và nghèo khổ cùng cực”. 86

Cựu Đại tá Việt Cộng Phạm Xuân Ẩn sau này thì cũng đã có miêu tả nổi niềm vỡ mộng cực kỳ của đương sự về thế nào là sự thật của cái chiến thắng cộng sản đó đối với toàn cả nước Việt Nam. Đương sự đã than thở: “Tất cả những gì được từng được nói về ‘giải phóng’ cách đây hai mươi, ba mươi hay bốn mươi năm trước, mà nay lại đành đoạn đưa đến cái điều này, đưa đến cái đất nước nghèo đói, khánh tận này mà đang do một băng đảng lý thuyết gia tàn ác và đầy tính quyền huynh thế phụ ăn học nữa vời thống trị”. 87

Đại tá Bùi Tín của Quân đội Bắc cộng thì cũng đã từng tỏ ra rất thẳng thắn về kết quả của việc cuộc chiến đã kết thúc, ngay cả đối với những kẻ chiến thắng. Ông ta nói, “Đã quá muộn cho thế hệ của tôi mất rồi, cái thế hệ của nào là chiến tranh, nào là chiến thắng, và của phản bội. Chúng tôi đã thắng. Chúng tôi cũng đã thua”. 88 Cái giá mà người miền Nam Việt Nam đã phải trả trong cuộc trường chiến đó, để được tự do thực sự, đã tỏ ra quá ư là đớn đau. Các lực lượng vũ trang đã mất đi cả 275.000 bộ đội tại chiến trường. 89 Độ 465.000 thường dân khác thì cũng đã mất mạng, rồi rất nhiều người cũng từng bị ám sát bởi bọn khủng bố Việt Cộng, hay do chính sách bắn phá cùng pháo kích bừa vào các thành phố, và 935.000 người khác thì cũng đã bị thương vong. 90 Trong con số một triệu người vượt biển, đã có một số không thể nào biết rõ được, mà mọi người vẫn hằng lo sợ là đã từng bỏ mạng trong biển khơi. 91 Ở Việt Nam, có thể đã có tới cả 65.000 người khác đã từng bị bị hành quyết bởi những kẻ tự cho là những người đi giải phóng. Khoảng 250.000 người khác đã bị thiệt mạng trong các trại tù “cải tạo” vô nhân đạo. Hai triệu con người, từng bị xua đẩy ra khỏi quê hương, nay đã thành lập được một cộng đồng “diaspora ~ lưu vong” hải ngoại mới của người Việt Nam.

Không một công trình thẫm định nào về QĐVNCH mà sẽ được đầy đủ nếu chúng ta không chịu để ý đến vài nhận xét của các cựu chiến binh bị xa quê hương, và của gia đình họ, những người đã đang xây dựng được một cuộc sống mới ở Mỹ. Đó cũng là một mẫu chuyện khác về đặc tính oai hùng, về quyết tâm cũng như là về thành tích của họ mà thôi.

Sau khi biết được rõ ràng bản chất của những tên tự phong là “kẻ giải phóng”, những tên đã từng trong bao năm dài chỉ đi tàn sát người dân lành một cách có hệ thống, đã từng gây thương tích, rồi còn đi bắt cóc và khủng bố bao ngàn thường dân Nam Việt Nam, thì một số đông dân chúng lại đã phải bỏ chạy trốn đi, khi thấy ra là không còn chống đối lại được nữa rồi.

Rất may mắn, đa số đã tạo lại được một cuộc sống mới và cũng có lại được tự do. Hoa Kỳ đã may mắn tiếp nhận được tới cả một triệu người Việt tới nhập cư, những người mà đã đóng góp giúp phong phú thêm hơn về nền văn hoá và kỹ nghệ sản xuất các tiện nghi vật chất của chúng ta. Với đặc tính cần mẫn và lòng quyết tâm không lường, những công dân Mỹ mới này đã dạy dỗ con cái, đã nuôi dưởng gia đình và cũng đã biết tận dụng được mọi phương tiện mà đất nước này đang cung cấp cho tất cả những ai sẵn sàng phục vụ cùng nhau xây dựng đất nước này. Đó cũng chính là những người tiêu biểu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, những người mà đã từng suốt bao năm tháng đổ xương máu hầu bảo vệ cho nền tự do của quê hương họ. Chúng ta đã từng bỏ rơi họ, và những hy sinh của họ thì cũng đã bị đi vào quên lãng mất thôi, nhưng có thể thì trong một khía cạnh nào đó, quyết định chấp nhận họ qua định cư trong những năm sau đó,  cũng đã có thể được coi phần nào như để chúng ta cùng nhau chuộc tội củ. (Câu này KHÁC màu do người chuyển ngữ muốn nhấn mạnh)

* * *

Kết Luận

Để kết luận, tôi sẽ chỉ xác nhận niềm xác tín bản thân là cuộc chiến tranh ở Việt Nam có chính nghĩa, và miền Nam Việt Nam cùng các đồng minh của họ đã tham dự vì những mục đích đáng kính, là những người đó đã từng chiến đấu với niềm tin mãnh liệt nhất, và trong quá trình, họ cũng đã từng sắp thành công trong mục tiêu khiến cho VNCH được tự tồn như là một quốc gia tự do và độc lập. Có một phóng viên đã từng nhận xét là đúng ra thì Tướng Creighton Abrams đã phải được cơ hội để được chỉ huy trong một cuộc chiến khá hơn. Tôi có kể lại nhận xét đó cho người trưởng nam của Tướng Abrams, thì ông này đã lập tức đáp lời: “Ba tôi không hề bao giờ từng nghỉ như vậy đâu. Ông vẫn luôn nghĩ là người Việt Nam rất xứng đáng cho cuộc chiến đó”. Tôi thì cũng nghỉ như vậy thôi. (Câu này KHÁC màu do người chuyển ngữ muốn nhấn mạnh)

Tựu chung, với sự kiện đáng chú ý nhất là các Lực Lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đã dung nhập được vào trong quân đội vào năm 1070, thì bảng tổng kết cũng rất ư là tích cực. Cuối cùng tuy không được là một chiến thắng, nhưng tinh thần cùng sự cống hiến, đặc tính can đảm và quyết tâm của những người đã từng cố gắng để dành chiến thắng, thì nay lại đang nở rộ trên miền đất hứa mới mẻ Mỹ quốc này. Mọi người rốt cuộc thì cũng tốt hơn mà thôi.

*****

Chú thích của người chuyển ngữ

Tất cả các hình trong tài liệu là do người chuyển ngữ sưu tầm trên Liên Mạng.

►►

Douglas Eugene Pike (1924 – 2002) là một nhà sử học và học giả hàng đầu về cuộc Chiến Việt Nam và về đề tài Việt Cộng, và cũng là giảng sư tại Đại học Texas Tech từ năm 1997.

Ông nguyên là giám đốc Indochina Archive (Văn Khố Đông Dương) tại Đại học California, Berkeley kể từ năm 1981, và trước đó đã phục vụ trong tư cách Nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ thuộc Châu Á, tại các nhiệm sở ở Sài Gòn, Hồng Kông, Tokyo và Đài Bắc.

Pike đã phục vụ trong 15 năm như là phân tích gia hàng đầu của Bộ Ngoại giao. Ông đã được coi như là chuyên gia có uy tín nhất về đề tài VC và đề tài Bộ đội Bắc cộng, trước khi qua đời vào năm 2002.

Pike tốt nghiệp Cử nhân về Báo chí tại Đại học Bắc Dakota, rồi Cử nhân Liên lạc Quốc tế tại Đại học UC Berkeley, và kế tiếp là bằng Cao Học tại Đại học American University ở Washington (1958). Sau đó, ông đã trải một năm nghiên cứu hậu đại học tại Trung Tâm Massachusetts Institute for International Studies (1963-64).

Vào năm 1982, ông đã cho ra mắt tờ báo Indochina Chronology mà rất nhiều nghiên cứu gia cùng nhân viên ngoại giao trên toàn cầu đã vẫn thường xuyên theo dõi. Tờ này nhằm vào các biến chuyển trong lịch sử, cũng như là trong thời hiện đại, tại Việt Nam, Kampuchia và Lào.

Ông đã viết rất nhiều sách cùng bài thảo luận về Cuộc Chiến Việt Nam và về VC. Cuốn sách của ông với tựa đề là PAVN: Peoples Army of Vietnam (Quân đội nhân dân Việt Nam) cũng đã được miêu tả như là “một trong hai hay ba cuốn sách đáng kể nhất có liên hệ đến cuộc chiến đó”.

►1

James Lawton Collins JR. là một Chuẩn Tướng cũng như là một quân sử gia Hoa Kỳ từng điều khiển Chương trình Quân sử của Lục Quân trong 12 năm trước khi về hưu vào năm 1982.

Suốt 42 năm quân ngũ, ông đã từng tham dự trong trận đổ bộ bãi biển Normandy, rồi sau đó là tại Triều Tiên rồi Việt Nam. Ông cũng là một nhà ngôn ngữ học thông thạo ngôn ngữ Pháp, Ý, Đức và Tây Ban Nha. Ông nguyên là chỉ huy trưởng Trường Sinh ngữ Lục Quân tại Monterey, California và từ 1959 tới 1962 đã là giám đốc đầu tiên của Viện Sinh Ngữ Quốc Phòng (Defense language Institute) tại Hoa-thịnh-đốn.

Ông xuât thân từ một gia đình có truyền thống binh nghiệp, và thân phụ là Thiếu Tướng James Lawton Collins, tùy viên của Tướng John J. Pershing, Tư lệnh Tối cao của Lực lượng Viễn chinh Hoa Kỳ trong Thế chiến I. Người chú là Tướng Josepj Lawton “Lightning Joe” Collins đã từng là Tham Mưu Trưởng Lục Quân trong thời Chiến tranh Triều Tiên.

►2

Earle Gilmore Wheeler, biệt danh Bus, từng là Tham mưu trưởng Quân đội Hoa Kỳ từ năm 1962 đến năm 1964, và sau đó là Tổng Tham mưu trưởng Liên quân trong thời gian của cuộc Chiến Việt Nam. Tướng Earle Wheeler về bản chất thì chỉ là một nhân viên tham mưu văn phòng, hoàn toàn không có kinh nghiệm thực sự lãnh đạo quân đội tại chiến trường, đó là chưa nói tới khả năng chỉ huy chiến đấu của ông ta.

►3

William Egan Colby cả đời là một chuyên viên về tình báo mà đã lên đến chức vụ Giám đốc Trung Ương Tình báo CIA từ tháng 9 năm 1973 đến tháng giêng năm 1976.

Trong Thế chiến Thứ 2, ông phục vụ trong Office of Strategic Services OSS (tiền thân của CIA) và sau đó, khi CIA được thành lập, thì ông cũng đã được thu nhận. Trước và trong thời gian của cuộc Chiến Việt Nam, ông là Trưởng Nhiệm Sở của CIA tại Sài Gòn, kiêm Trưởng Nhiệm Sở của CIA tại Khu vực Viễn Đông và cuối cùng là phụ trách Chương Trình Dân sự Phát triển Nông thôn, cũng như đồng thời kiểm soát luôn Chiến dịch Phượng Hoàng.

Sau chiến tranh Việt Nam, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc CIA và đã có một thái độ tương đối cởi mở với Ủy ban Church của Thượng viện và Ủy ban Pike của Hạ viện. Ông đã nắm chức vụ này dưới thời của Tổng Thống Richard Nixon và Gerald Ford, rồi sau đó thì George H. W. Bush đã quyết định thay thế ông ta vào ngày 30 tháng giêng năm 1976.

Không chỉ vị Giám đốc CIA đã nhận xét đầy cay đắng về cái tay Mc Namara “có bằng cấp cao nhưng ngu si về quân sự mà lại khinh người quân nhân”, mà ngay cả một phóng viên chiến trường người Đức tại Việt Nam dạo đó là Uwe Siemon-Netto cũng đã có viết như sau, tại Chương Sáu ~ Media Theatre of the Absurd (Sân Khấu Truyền Tin của sự Vô Lý) trong quyển hồi ký “Đức, A reporter’s love for the wounded people of Vietnam”, do chính ông xuất bản năm 2013, và cũng đã được dịch ra Việt ngữ dưới tựa “Vinh Quang Của Sự Phi Lý: Tình Yêu Của Một Phóng Viên Cho Dân Tộc Việt Nam Bị Bỏ Rơi” do NRP Books xuất bản năm 2015.

Uwe Siemon-Netto (1936 –  )

“Có lẽ tấm ảnh đậm tính cực kỳ không thực mà cũng đáng khinh bỉ nhất của toàn cuộc chiến này đã được chụp 20 năm sau khi Cộng sản xâm chiếm miền Nam. Hình cho thấy cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara ngồi cạnh cựu thù, Tướng Võ Nguyên Giáp, đang cười vui nhìn thẳng vô ống kính máy chụp. Tôi đã phải nổi điên lên trước cung cách đạo đức giả này: dù gì thì tên Giáp cũng đã từng là thủ phạm của vụ thảm sát mà tôi đã từng phải chứng kiến tại Cao Nguyên Trung Phần và, vài năm sau đó, là tại Huế. Nếu mà nói theo tiêu chuẩn của Tòa Án Nuremberg thì tên Giáp đúng ra đã phải bị truy tố về các tội phạm chiên tranh mà thôi. Ấy vậy mà tay McNamara, một trong những tay khoa bảng của John F. Kennedy, lại đi nâng bi cựu thù bằng cách vổ đùi y theo cái kiểu “bạn thâm giao tâm tình củ”, như là để muốn nói lên là, “Tụi mày thì thắng, tụi tao thì thua, nhưng mà quả thực là tụi mình đã từng quá ư là từng vui đã đời khi đánh với nhau phải không, ha ha ha?”. Tôi đã cảm thấy thật là nhục nhã trước thái độ có tính cách lăng nhục cả bao nhiêu trăm ngàn người miền Nam Việt Nam, mà đã từng phải trả giá cho việc lở đặt lòng tin vào Hoa Kỳ, để rồi nay phải bị giam cầm bao năm trong những “trại cải tạo”, mà thực sự chỉ là những trại tập trung mà thôi. Cung cách quá ư là vô cảm này đối với những nam nữ mà rồi đây, suốt cả đời họ, họ sẽ rồi phải tiếp tục bị đớn đau ê chề, do hệ quả của các lần bị tra khảo bởi các tên cai tù Cộng sản, quả đã khiến tôi khinh bỉ y trong đắng cay mà thôi“.  

(Lê Bá Hùng chuyển ngữ)

Robert McNamara và Giáp tại Hà Nội năm 1995

Herbert Raymond McMaster (1962 –  )

Tướng Herbert Raymond McMaster, cũng là một Tiến sĩ Sử học, trước khi nhận chức Cố Vấn An Ninh cho Tổng Thống Donald Trump, đã từng nổi tiếng trong Cuộc Chiến Vùng Vịnh 1991, mà chỉ với 9 chiến xa, ông đã quét sạch hơn 80 xe tăng cùng xe cơ giới khác của địch. Sau đó, ông lại thành công bình định tại Irak trong Chiến dịch Tal Afar, và đã được Tổng Thống Bush con vinh danh. Nhưng vì bản tính “đặc biệt” cũng như là bị ganh ghét, đường thăng quan của ông rất ư là lận đận. Cuối cùng, ông vẫn đã được thăng cấp Trung Tướng trong tháng 7 năm 2014 và giao cho kiêm nhiệm hai chức vụ Director of the Army Capabilities Integration Center (Giám đốc Trung Tâm Các Khả Năng Hội Nhập của Lục Quân) và Deputy Commanding General, Futures of the U.S. Army Training and Doctrine Command (Phó Tổng Chỉ Huy, Bộ Chỉ Huy về Tương Lai Huấn Luyện và Học Thuyết Quân Đội Hoa Kỳ). 

Tướng McMaster đã nổi tiếng vói tác phẫm Dereliction of Duty, xuất bản năm 1997 bởi HarperCollins Publishers, mà trong đó, trong chi tiết, ông đã cặn kẽ phân tác, cùng chỉ trích một cách rất ư là nặng nề, trong tinh thần khoa học, các nhân vật chỉ huy Mỹ dạo đó, mà chính là cái tay Robert McNamara, mà nhà báo Đức Uwe Siemon-Netto đã rất ư là kinh tởm và khinh rẻ.

►4

John Paul Vann nguyên chỉ là một trung tá trong Quân đội Hoa Kỳ, sau đó về hưu, và đã trở nên nổi tiếng, gần như trở thành một huyền thoại, sau khi trở lại phục vụ tại Việt Nam lần thứ nhì.

Trước khi tới phục vụ tại Việt Nam lần đầu, Vann đã phục vụ tại Nhật, rồi Nam Hàn thời chiến tranh Quốc Cộng, rồi Tây đức.

Ông cũng đã tốt nghiệp Command and General Staff College (Ðại Học Chỉ Huy và Tham Mưu Lục Quân Hoa Kỳ) trước khi lên Trung Tá và cũng đã lấy bằng Cử nhân về kinh tế, toán học và thống kê tại đại học Rutgers University, và sau đó là Masters of Business Administration (Cao Học về Quản Trị Kinh Doanh) tại đại học Syracuse University, rồi sau đó là doctorate in public administration (Tiến sĩ Hành Chánh Công).

Vann tới Việt Nam trong năm 1962 và đãm nhận chức vụ cố vấn cho Đại tá Huỳnh Văn Cao, vị Chỉ Huy Quân Đoàn IV của VNCH. Ông đã quen thuộc được với kiểu chiến tranh du kích của MTGPMN, đặc biệt là nhân trận Ấp Bắc, mà nhân đó, ông đã được trao huy chương Distinguished Flying Cross. Ông cũng đã chỉ trích nặng nề vị tư lệnh MACV là Tướng Paul D. Harkins xuyên qua phóng viên của tờ New York Times là David Halberstam.

Vann đã về lại Mỹ vào tháng 2 năm 1963 và vài tháng sau đó, thì cũng xuất ngủ sau 20 năm quân ngũ.

Nhưng rồi vì không thể nào quên được Việt Nam, ông đã tình nguyện qua lại Việt Nam  vào tháng 3 năm 1965, trong tư cách là nhân viên của Agency for International Development (AID).

Sau một thời gian phục vụ với tư cách cố vấn trưởng cấp tỉnh, Vann đã được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc CORDS (Civil Operations and Revolutionary Development Support ~ Dân Sự Vụ và Yểm Trợ Phát Triển Cách Mạng) tại Quân Khu 3, nhằm chỉ huy mọi cố vấn dân và quân sự hoạt động trên toàn Vùng 3 Chiến thuật. CORDS gồm có USAID, U.S. Information Service, Central Intelligence Agency, and State Department cùng quân đội Mỹ trong Quân khu và ngoài những công tác khác, cũng đặc trách về chương trinh Phượng Hoàng luôn.

Vann rất được một số đông sĩ quan và nhân viên dân sự từng có tham dự trong cuộc chiến Việt Nam, kính trọng qua chủ trương hành quân bằng các đơn vị nhỏ, thay vì là những trận chiến quy mô với rất nhiều đại đơn vị. Không giống một số người Mỹ khác, ông rất kính nể QĐVNCH và chủ trương phải nâng cao tinh thần chiến đấu cùng huấn luyện họ. Ông khuyến khích nhân viên của mình phải cố gắng tối đa để mà sống hòa mình vào xã hội Việt và vẫn cứ thường xuyên nhắc nhở đây là một cuộc chiến ầm ỉ nho nhỏ, thay vì là một cuộc đụng độ tàn khốc giữa nhiều đại đơn vị.,

Vào đầu thập niên 1970, ông được chỉ định làm Cố vấn trưởng tại Quân khu 2 vào giai đoạn quân Mỹ cũng đang bắt đầu rút đi. Ông chịu trách nhiệm về toàn thề nhân viên, quân và dân sự, trên toàn Quân khu 2, cùng cố vấn cho QĐVNCH và đã là người Mỹ dân sự đầu tiên mà đã được chính thức đứng ra chỉ huy quân đội chính quy Hoa Kỳ đang tham chiến! Và vị trí của ông thì cũng tương đương với chức vụ của một Thiếu Tướng trong Quân đội Hoa Kỳ.

 

John Paul Vann (áo trắng) cùng ban tham mưu

tại Tổng Hành Dinh ở Plei-ku

Vào ngày thứ 3 trong trận chiến Kontum năm 1072, ông đã bị tử nạn, khi chiếc trực thăng của ông bị rớt gần một nghĩa địa của một ngôi làng, hưởng thọ 47 tuổi và đã được chôn cất tại Arlington National Cemetery với sự hiện diện của các Tướng William Westmoreland, Edward Lansdale, Trung Tá Lucien Conein, thượng nghị sĩ Edward Kennedy và Daniel Ellsberg.

Tổng Thống Richard Nixon sau đó đã ân thưởng cho ông huy chương dân sự cao quý nhất là Presidential Medal of Freedom. Sau đó, thay vì được trao huy chương quân sự Medal of Honor, vì ông vẫn chỉ là một dân sự, tuy đã nắm giữ chức vụ của một vị Tướng, ông cũng đã nhận được huy chương Distinguished Service Cross, và cũng đã là người dân sự duy nhất được huy chương này trong toàn cuộc chiến Việt Nam.

►5

Tướng Earle Gilmore Wheeler (1908 – 1975) nguyên là một Tướng Lục quân Hoa kỳ, từng phục vụ trong tư cách Tham Mưu Trưởng Lục Quân Hoa Kỳ từ 1962 tới 1964 và sau đó, là Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ trong suốt thời gian xảy ra cuộc chiến Việt Nam.

Ông ta thường bị chỉ trích là “Tướng văn phòng”, thiếu kinh nghiệm chỉ huy chiến trường.

Đô đốc John Sidney “Jack” McCain, Jr (1911 – 1981) nguyên là vị Thống Đốc Tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ trong suốt thời gian xảy ra cuộc chiến Việt Nam. Ông thuộc dòng họ McCain rất nổi tiếng trong Hải quân Mỹ, và cũng là thân sinh của Thượng Nghị sĩ John McCain đương thời.

►6

Ngày 31 tháng Giêng năm 1967, TQLC Hoa Kỳ đã bị tấn công nhân khi hành quân gần ấp Thủy Bồ thuộc xã Điện thọ, huyện Điện bàn, tỉnh Quảng Nam, nằm ở chân đồi Bồ Bồ, nơi từng xảy ra những trận chiến lừng danh Hill Fights, ở 20 cây số hướng Tây bãi biển Hà My, rất nổi tiếng về một loại gà mà thịt rất ngon. Vị trung đội trưởng là Đại úy Edward Banks đã gọi pháo yểm trợ và ngày hôm sau thì tấn công chiếm ấp, nhưng VC đã rút đi hết rồi. Kết quả là dân ấp đã đem ra phơi bày xác của 22 nông dân bị tử thương và 18 người khác thì bị thương. Báo cáo của TQLC Mỹ là địch tử vong 101 tên trong khi họ chỉ có sáu tử thương cũng cho thấy là đã có nhiều thiệt mạng dân sự.

Sau này, Đại úy Edward Banks cũng đã nhìn nhận: “Ta không thể nào phân biệt được ai là thù và ai là bạn cả . . . Có một số tử vong thì đúng thật là VC . . . Họ thì ai cũng giống ai mà thôi”.

Ấp Thủy Bồ này nguyên là môt ổ VC nổi tiếng và sau đó, vào ngày 21 tháng 11 năm 1967, lực lượng đồng minh Nam Hàn thuộc Lữ đoàn Rồng Xanh cũng đã có hành vi tương tự, mà tài liệu VC đã tố cáo là đã có cho đến 145 nạn nhân dân sự.

Vụ thãm sát Mỹ Lai đã là một trong hai vụ thãm sát người thường dân lớn nhất trong quân sử của Quân đội Hoa Kỳ (vụ thứ hai là vụ No Gun Ri tại Đại Hàn trong thời chiến tranh Quốc Cộng).

Nó đã khiến tốn biết bao nhiêu là giấy mực và cũng đã bị khai thác triệt để bởi Cộng sản cùng phong trào phản chiến quốc nội Hoa Kỳ.

Kết quả là Trung úy William Calley Jr., trung đội trưởng Trung đội C, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 21 Bộ Binh, Lữ đoàn 11, Sư đoàn 23 Americal Bộ Binh Hoa Kỳ đã bị tuyên án tù chung thân, nhưng rốt cuộc chỉ bị giam tại gia trong ba năm rưỡi nhờ ân xá của Tổng Thống Richard Nixon sau đó.

Vụ thảm sát Mỹ Lai xảy ra vào ngày 16 tháng 3 năm 1968 – chỉ hơn hai tháng sau Trận Tổng Công Kích Tết Mậu Thân 1968. Một đại đội lục quân Hoa Kỳ có tên là Charlie được điều động đến thôn Mỹ Lai, thuộc làng Sơn Mỹ để “Tìm và Diệt” tiểu đoàn 48 của phiến quân cộng sản. Sau khi bị thất bại nặng nề trong chiến dịch Tết Mậu Thân, tiểu đoàn 48 đã rút về và ẩn náu tại làng Sơn Mỹ này. Những ngày trước đó, khi đi tuần ngang qua thôn Mỹ Lai, đại đội Charlie đã liên tục bị bắn tỉa, đã đạp phải mìn, và lọt vào hầm chông khiến cho 23 quân nhân bị thương và 5 người khác thì bị tử vong.

Theo lời kể lại của những binh sĩ thuộc đơn vị này, thì họ rất tức giận và tin chắc rằng người dân trong làng này đã che giấu và cộng tác với Việt cộng để gây tử vong cho đồng đội của họ. Lý do là khi được hỏi về hầm chông và bãi mìn thì người dân Mỹ Lai bảo là không biết, thế nhưng đại đội Charlie cứ liên tục bị đạp mìn và lọt vào hầm chông trong khi tất cả nam, phụ, lão, ấu trong làng đều được bình an vô sự.

Kết quả cuộc hành quân “Tìm và Diệt” này là 347 người đã bị sát hại tại thôn Mỹ Lai. VC thì nói là có 504 người bị sát hại tại Mỹ Lai.

►7

Tướng Harold K. Johnson nguyên là Tham Mưu Trưởng Lục Quân Hoa Kỳ từ Tháng 7 năm 1964 tới Tháng 7 năm 1968, và cũng từng là một cựu tù binh trong cuộc Tử Di “World War II Bataan Death March” trong Thế Chiến 2.

Trong thời chiến tranh Việt Nam, ông đã nhiều lần tới thanh tra tại chổ, và cũng đã là một trong những người có thẫm quyền mà đã từng có đưa ra những nghi vấn về cách thức mà theo đó, chiến trận đang được xúc tiến.

Vào mùa Xuân năm 1965, sau khi trở về từ Việt Nam, ông đã ra lệnh thực hiện một bản nghiên cứu với tựa đề là “A Program for the Pacification and Long-Term Development of Vietnam”, viết tắt là PROVN (Một Chương Trình nhằm Bình Định và Phát Triển Trường Kỳ cho Việt Nam).

Thật ra thì ý tưởng về bản nghiên cứu này đã xuất phát từ thời Johnson còn là Chỉ Huy Trưởng tại Căn cứ Fort Leavenworth dạo năm 1960 tới 1963, và bị ảnh hưởng chính bởi Đại tá Richard Clutterbuck thuộc Quân đội Hoàng gia Anh quốc và Đại tá Jasper J. Wilson của Quân đội Hoa Kỳ. Bản nghiên cứu này đã đưa ra những kết luận thật là quả quyết, mà cũng đầy lo ngại, với kết quả là sẽ làm cực kỳ thay đổi phương cách điều động cuộc chiến Việt Nam, nhưng chỉ tiếc là quá trể để mà còn kịp cứu VNCH!

►8

WIEU (Weekly Intelligence Estimate ~ Ước Lượng Tình Báo Hàng Tuần) là hình thức họp hàng tuần của vị Tư lệnh Lực Lượng Mỹ tại Việt Nam cùng với ban tham mưu mà đa số chỉ là cấp Tướng, để thảo luận nhiều đề tài về chiến lược cùng chiến tnuật sẽ thực thi trong chiến trận Việt Nam.

Đây đã là một sáng kiến của Tướng Westmoreland, mà Tướng kế nhiệm cũng là người đồng khóa năm 1936 tại West Point là Tướng Creighton Abrams đã vẫn giữ lại, dù đã điều khiển cuộc chiến theo một phương thức khác hẳn.,

►9

Thomas Polgar (1922 – 2014) là vị Trưởng trạm CIA cuối tại Sài Gòn trong thời chiến tranh Việt Nam, người đã giúp chỉ huy việc không tản các công dân Mỹ và một số người Việt Nam trong những ngày cuối cùng của Tháng 4 Năm 1975.  

► 10

Nhân khi chuyển ngữ bài viết TƯỞNG NHỚ VIỆT NAM, tôi có trao đổi về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu với tác giả là TS LewisSorley, qua điện thơ như sau: (đã có đăng tại

https://lehung14.wordpress.com/ts-lewis-sorley-gioi-thieu/302-2/ )

Sep 27, 2010

Dear Sir LEWIS SORLEY,

. . . .

2/

As with your Vietnamese friend telling you that Thieu lied to South Vietnameses, I myself is taking the liberty to share my thinking about this subject with you.

With me, I didn’t respect Thieu much because he had a TOO BIG ego by thinking that him and ONLY him could lead and save South Vietnam against the Communist North. He shouldn’t allow himself to play poker with the whole nation’s destiny (i.e. over twenty million people’s lives) by hoping to force the Americans to come back to the battle with the hopeless withdrawal from Pleiku and Kontum, setting off precipitously the fall of South Vietnam.

In our more than 4,000 years of history, there were many antecedences when the nation was closed to be possibly conquered and to disappear in the globe as a nation, and the most quoted and reverred was the occasion of the Diên Hồng National Conference in 1284 when King Trần Thánh Tông called all the village elders to vote on the decision to stand up and fight the second invasion of the Mongols from the North or to surrender. The result was the glorious Vietnamese victory against the Mongols, also the only Mongolese record of a debacle against any ennemy all around the world at this epoch and until now.

Respectfully Yours,

Hung Le

Ngày 27 Tháng 9 Năm 2010

Kính thưa TS LEWIS SORLEY,

. . .

2/

Về chi tiết các người bạn Việt của ông đã cho ông biết là ông Thiệu từng nói láo với người dân miền Nam Việt Nam, tôi xin mạn phép chia xẻ với ông quan điểm của tôi về vấn đề này.

Với tôi, ông Thiệu không đáng kính lắm vì ông ta đã có cái tôi quá ư LÀ LỚN khi đã dám nghỉ chỉ ông ta và CHỈ ông ta mới có khả năng lãnh đạo và cứu Nam Việt trước hiểm hoạ Bắc cộng. Đúng ra ông ta đã không nên tự cho phép mình đánh phé với định mệnh của toàn quốc (cũng có nghĩa là của cả hai mươi triệu sinh linh) trong hy vọng ép buộc người Mỹ phải trở lại lâm chiến, với quyết định vô vọng rút bỏ Plei-ku và Kon-Tum, và do đó, đã mở màn cho sự sụp đổ quá nhanh chóng của Nam Việt Nam.

Trong lịch sử hơn bốn ngàn năm văn hiến của chúng tôi, cũng đã từng nhiều lần đất nước chúng tôi từng đã có khả năng sắp bị chinh phục, để rồi cũng sẽ không còn tồn tại được như là một quốc gia nữa trên bản đồ thế giới, và sự kiện từng được nhắc nhở và trân quý nhất đã là Hội Nghị Diên Hồng Toàn Quốc vào năm 1284 mà nhân đó, Đức Vua Trần Thánh Tông đã mời mọi bô lão từ các xóm làng ngồi lại để cùng nhau bỏ phiếu để quyết định, hoặc đứng lên và chiến đấu chống lại cuộc xâm lăng lần thứ nhì của quân Mông Cổ, hoặc là cam phận đầu hàng. Kết quả đã là chiến thắng vinh quang của người Việt trước nạn ngoại xâm Mông, mà cũng là thành tích thất bại quân sự duy nhất trên thế giới vào dạo dó cũng như mãi cho tới bây giờ của họ.

Trân Trọng,

Lê Bá Hùng

From: lewis sorley <sorleydog@earthlink.net>

To: Hung Le <lehung1948@gmail.com>

Date: Wed, Sep 29, 2010 at 9:29 AM

Subject: Re: Translation finished

. . .

  1. Regarding your second question, or observation, I profoundly disagree. Nothing President Thieu or any other South Vietnamese leader could have done at that point would have changed the outcome of the war. Possibly a different plan for reducing the perimeter would have somewhat prolonged the fighting (resulting in yet more deaths and injuries, of course), but once the United States Congress had drastically reduced support to South Vietnam the outcome was no longer in doubt.

. . .

Sincerely, Lewis Sorley

Dr. Lewis Sorley

Thưa Ông Lê Bá Hùng,

.  . .

  1. Về câu hỏi thứ hai của ông, hay nhận xét, tôi cực kỳ không đồng ý. Bất cứ điều gì mà Tổng Thống Thiệu hay mọi nhà lãnh đạo Nam Việt nào khác đã có thể làm vào lúc đó, thì cũng không thể nào làm thay đổi được kết quả trận chiến được. Đã có khả năng là một kế hoặch khác nhằm thu nhỏ lại diện tích để phòng thủ đã sẽ có thể, trong một phương diện nào đó, kéo dài thêm chiến trận (để rồi, dĩ nhiên, cũng sẽ khiến thêm nhiều người chết hay bị thương tích mà thôi), nhưng khi mà Quốc hội Hoa Kỳ đã triệt để cắt bỏ viện trợ cho Nam Việt Nam, thì kết cuộc của chiến trận cũng đã quá ư là rõ ràng mất rồi thôi.

. . .

Trân trọng,

TS Lewis Sorley

► 11

William Colby trọn đời là một nhân viên tình báo Mỹ mà cao điểm là chức vụ Director of Central Intelligence ~ DCI (Giám đốc Trung Ương Tình Báo) từ Tháng 9 Năm 1973 tới Tháng Giêng Năm 1976.

Trong Thế Chiến II, ông đã phục vụ với Office of Strategic Services OSS. Sau đó, OSS được đổi thành Central Intelligence Agency ~ CIA. Trước và trong thời Chiến tranh Việt Nam, ông nguyên là Trưởng Trạm tại Sài Gòn, kiêm Trưởng Phân bộ Viễn Đông CIA và phụ trách điều khiển Chương Trình Dân Sự và Phát triển Nông Thôn, cũng như là chăm lo cho Chiến Dịch Phượng Hoàng.

Sau cuộc chiến Việt Nam, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc CIA để phục vụ trong thời Nixon với Ford, và dưới áp lực của Uỷ ban Thượng viện Church và Uỷ ban Hạ viện Pike, đã phải có một chủ trương cởi mở hơn về tình báo.

► 12

Julian Ewell là một quân nhân chuyên nghiệp trong Lục Quân Hoa Kỳ từng phục vụ trong thời Thế Chiến II, Chiến Tranh Triều Tiên và Cuộc Chiến Việt Nam và cấp bậc cuối cùng là Trung Tướng.

Tại Việt Nam, từ 1968 tới 1969, ông là Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh Hoa Kỳ, từng nổi tiếng với các cuộc hành quân Operation Speedy Express nhằm dùng lực lượng vượt trội để khống chế và tiêu diệt địch.

Từ 1969 tới 1970, ông là Trung Tướng Tư Lệnh II Field Force in Vietnam (Lực Lượng Dã Chiến II tại Việt Nam), để rồi sau đó, đã là cố vấn quân sự cho phái đoàn hổn hợp Mỹ Việt tại bàn hội nghị Ba Lê.

► 13

Về liên hệ với cuộc chiến Việt Nam, William E. Potts đã bắt đầu trong tư cách là Giám đốc Phân bộ Lục Quân về Phản Du kích ( Chairman of a Department of the Army Committee on Counterinsurgency), và do đó, ông cũng đã thường xuyên sang Việt Nam và Lào để cộng tác với Hội Đồng về Chiến Tranh Đặc Biệt Rosson Board for Special Warfare dạo 1961.

Tháng 5 năm 1965, ông Potts được bổ nhiệm làm Đệ Nhất Tham Mưu Phó, Phòng G-3, Quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam. Tới Tháng 2 năm 1966, thì ông được bổ nhiệm Tham Mưu Phó về Nhân Sự và Hành Chánh, cũng như là Phụ tá Đặc biệt cho vị Tướng Tổng Tư Lệnh Quân Đội Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Năm 1966 thì đại tá Potts đã về lại Mỹ và được bổ nhiệm làm Tham Mưu Trưởng Cơ quan An ninh Lục quân  và rồi, nâng chức lên Chuẩn Tướng

Tháng 2 năm 1969, Tướng Potts lại trở về Việt Nam trong tư cách Tham Mưu Phó  Phòng J-2 thuộc USMACV.

Tới tháng 9 năm 1972 thì Tướng Potts được chuyển về lại Mỹ và đã về hưu ngày 31 tháng 8 năm 1974.

► 14

Trung Tướng James W. Sutherland, Jr. thời Chiến dịch Lam Sơn 719 nguyên là Tư lệnh Quân đoàn XXIV, mà từng đã được thành lập năm 1944 dể tham dự Mặt trận Thái bình dương, để rồi sau đó, được giải nhiệm khi Thế chiến II chấm dứt. Năm 1968, Quân đoàn lại được tái sinh để gởi qua Việt Nam hầu thay “Provisional Corps Vietnam ~ Quân Đoàn Việt Nam Tạm Thời” từng được khẩn cấp thành lập bởi MACV để đáp ứng với Trận Tổng công kích Mậu thân, được đặt dưới quyền của “III Marine Expeditionary Force ~ Lực Lượng Viễn Chinh III TQLC” phụ trách toàn thể các lực lượng trên bộ Mỹ đang chịu trách nhiệm toàn vùng phía Bắc Nam Việt Nam. Tới 1970 thì Quân đoàn XXIV dời tổng hành dinh từ Phú Bài về Đà Nẳng và được giao trọng trách điều khiển toàn bộ các đơn vị Mỹ trong Quân khu I, chỉ huy luôn cả các đơn vị TQLC cho tới khi các đơn vị này rút về nước.

Trung Tướng James W. Sutherland, Jr. trong vai trò cố vấn cho Tướng Hoàng Xuân Lãm, đã sử dụng nhiều đơn vị Mỹ nhân trận này, gồm một số pháo binh, công binh, 1 phi đoàn không kích cùng 1 tiểu đoàn quân cảnh. Sư đoàn Không kỵ 101 Hoa kỳ đã cung cấp 2 lữ đoàn Dù, 3 tiểu đoàn pháo cùng một nhóm đặc nhiệm không quân. Lữ đoàn 1 của Sư doàn 5 Bộ binh (Cơ giới) và Lữ đoàn 11 của Sư doàn 23 Bộ binh (Americal) cũng có tham dự. Toàn thể lực lượng Mỹ tham dự đã lên tới 10,000 quân nhân, 2,000 phi cơ cùng 600 trực thăng, mà đặc biệt, chỉ phi cơ mới được phép bay vượt qua biên giới mà thôi còn bộ binh thì bị cấm triệt để. 

►15

Sir Robert Grainger Ker Thompson là một sĩ quan trong Quân đội Anh quốc, một chuyên gia phản du kích, từng được mọi người ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương xem như là người đủ khả năng chống lại được chiến lược lấy nông thôn bao vây thành thị của Mao.

Ông đã nổi tiếng trong cương vị Trung Tá thuộc bộ Chỉ huy chiến dịch dẹp sạch cuộc nổi loạn của phiến quân Cộng sản Mã (nhưng cũng rất khiêm nhường ghi nhận từng đã được học hỏi nhiều nơi hai vị cựu chỉ huy là Trung Tướng Harold Briggs và sau đó là Tướng Sir Gerald Templer).

Năm 1959, trong tư cách Bộ trường Quốc Phòng của Chính phủ Thu Tướng Tun Abdul Razak, ông đã qua thăm Việt Nam theo lời yêu cầu của Tổng Thống Diệm, hầu cố vấn trong việc chống du kích VC. Theo đề nghị của TT Diệm, năm 1961, chính phủ của Thủ Tướng Harold McMillan Anh quốc đã chỉ định ông lãnh đạo phái đoàn Cố Vấn Anh BRIAN (British Advisory Mission), triệt để hậu thuẩn cho chính sách Ấp Chiến Lược.

Nhưng rồi quan điểm chiến lược của các Tướng Hoa Kỳ đã thắng thế và ông đã đành phải từ chức, khiến BRIAN cũng xập tiệm luôn vào năm1963.

Năm 1969, ông đã được Nixon mời làm cố vấn “đặc biệt” về bình định.

►16

Frederick C. Weyand nguyên là vị tướng Tư lệnh chỉ huy các lực lượng Hoa Kỳ cuối cùng tại Việt Nam từ 1972 tới 1973, khi quân đội Mỹ hoàn tất tiến trình rút bỏ về nước của họ.

Huy hiệu cầu vai của MACV

(Military Asistance Command, Vietnam

Bộ Chỉ Huy Cố Vấn Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam)

 

Các vị Tư lệnh lần lượt đã là:

1962-64: Paul D. Harkins

1964-68: William C. Wesrmoreland

1968-72: Creighton Abrams, Jr.

1972-73: Frederick C. Weyand

►17

Merle L. Pribbenow II đã tốt nghiệp đại học University of Washington năm 1968 với bằng cử nhân Chính Trị Học. Sau 27 năm phục vụ với CIA, ông đã về hưu vào năm 1995 và hiện đang là một nghiên cứu gia kiêm tác giả độc lập chuyên về đề tài Cuộc Chiến Việt Nam. Ông là một cộng tác viên lâu dài với CWIHP Cold War International History Project (Dự Án Lịch Sử Quốc Tế của Cuộc Chiến Tranh Lạnh) và cũng đã viết nhiều tác phẫm với CWIHP, gồm có e-Dossier No. 33 – North Vietnam’s “Talk-Fight” Strategy and the 1968 Peace Negotiations with the United States; e-Dossier No. 30 – Treatment of American POWs in North Vietnam; e-Dossier No. 28 – Vietnam Trained Commando Forces in Southeast Asia and Latin America; and Working Paper No. 73 – The Soviet-Vietnamese Intelligence Relationship during the Vietnam War: Cooperation and Conflict.

Đặc điểm của Merle Pribbenow là rất thông thạo Việt ngữ và đã phục vụ trong tư cách sĩ quan đặc trách về ngôn ngữ, sĩ quan về hành quân và sĩ quan tham mưu cho CIA từ 1968 tới 1995, kể luôn những năm tại Sài Gòn vào các năm cuối của cuộc chiến. Ông đã có dịch ra Anh ngữ quyển tựa đề là Victory in Vietnam, một tài liệu của Quân đội Nhân dân Bắc cộng, mà theo đó, chúng đã công khai nhìn nhận chính Bắc cộng đã cố tình vi phạm Hiệp Định Ba Lê khi đánh chiếm miền Nam bằng võ lực.

►18

WILLIAM E. LeGRO là một sĩ quan lục quân Hoa Kỳ, từng nhận được nhiều huy chương, mà trong đó có Purple Heart. Ông đã phục vụ trên chiến trường Thái Bình Dương trong Thế Chiến II, từng phụ trách soạn thảo các kế hoặch trong Ban Tham Mưu Lục Quân, nắm chức Trường Phòng Quân báo Lục Quân tại Alaska, Trưởng Phòng G-2 của Eighth Army tại Nam Hàn, Trưởng Ban Huấn Luyện U.S. Army Advisory Group, Vietnam và cũng là sĩ quan tình báo chính yếu của Bộ Quốc Phòng trong thời Cuộc Chiến Việt Nam.

Ông đã tốt nghiệp Provost Marshall General School và U.S. Army War College.

►19

Tom Polgar là Trưởng nhiệm sở CIA tại Sài Gòn mà đã rất được vị Giám đốc CIA là Richard Helms rất ư là nể phục. Trong chức vụ đó, ông đã điều khiển 550 nhân viên tình báo của CIA, trong đó có 200 người là nhân viên chìm.

Lúc ông nhận trách nhiệm, thì cũng là lúc Hoa Kỳ đang rất lộn xộn với vụ Watergate và binh lính Mỹ thì cũng đang bị rút về nước. Ông cũng đã báo cáo về trung ương là tình hình vô vọng, “We are a rudderless ship”.

Ông chủ trương Tổng Thống Thiệu cần nên thoái vị nhưng trung ương đã không đồng ý (vì như vậy thì sẽ có khả năng làm trở ngại cho việc bán đứng VNCH cho CS của Kissinger).

Ông ta đã có đóng góp trong việc thành công giúp di tản một con số lớn người Việt, rồi vẫn ở lại để tiêu hủy hồ sơ, trong khi đại sứ Graham Martin thì cũng đã cuốn lá cờ Mỹ và bay ra hạm đội Mỹ ngoài khơi trước rồi.

Ông nổi tiếng trong lịch sử CIA với bản công điện cuối cùng đánh đi lúc 4:40 sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975 trước khi phá máy viễn liên:

“Đây là tin nhắn cuối cùng của nhiệm sở Sài Gòn. Đó đã quả thật là một cuộc trường chiến và chúng ta đã thua trận . . . Những ai mà đã không chịu học bài học lịch sử thì dỉ nhiên cũng chỉ rồi đi lặp lại lịch sử mà thôi. Thôi thì chúng ta chỉ còn có thể cầu nguyện là mình sẽ không còn phải bị một kinh nghiệm Việt Nam nào khác nữa, và là chúng ta nay đã học được nằm lòng bài học đó. Sài Gòn giờ đây cắt máy”.

____

1 Douglas Pike, “Bibliography: Periodicals,” Indochina Chronology (April-June 1999), trg 1.
2 James Webb, “History Proves Vietnam Victors Wrong,” Wall Street Journal (28/4/2000).
3 Chuẩn Tướng James Lawton Collins, Jr., The Development and Training of the South Vietnamese Army, 1950-1972 (Washington: Department of the Army, 1975), trg 101.
4 Trung Tướng General Fred C. Weyand, Senior Officer Debriefing Report, CG II Field Force, Vietnam, 29/3/1966 – 1/8/1968, hồ sơ MHI [U.S. Army Military History Institute].
5 Thơ gởi của Abrams cho Johnson, MAC 5307, 040950Z Tháng 6/1967, hồ sơ CMH [U.S. Army Center of Military History].
6 Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, RVNAF Logistics (Washington: U.S. Army Center of Military History, 1980), trg 57.
Time, 19/4/1968.
8 Thơ gởi của Tướng Bruce C. Clarke cho Chuẩn Tướng Hal C. Pattison, 29/12/1969, Clarke Papers, MHI.
9 Như được viện dẫn bởi Tham Mưu Liên Quân, The History of the Joint Chiefs of Staff: The Joint Chiefs of Staff and the War in Vietnam, 1960-1968, Phần III (Washington: JCS Historical Division, 1/7/1970), trg 51-7.
10 Thơ gởi của Tướng Bruce C. Clarke cho Chuẩn Tướng Hal C. Pattison, 29/12/1969, hồ sơ Clarke Papers, MHI.
11 Chuẩn Tướng Zeb B. Bradford, Jr., Phỏng vấn, 12/10/1989.
12 Thơ gởi của Abrams cho Wheeler và McCain, MAC 13555, 071007Z, Tháng 10/1968, hồ sỏ CMH.
13 William E. Colby, “Vietnam After McNamara,” The Washington Post (27/4/1995).
14 Đại sứ Ellsworth Bunker, Diển văn nhận giải Thaye, West Point, New York, đăng trong tài liệu Congressional Record (28/5/1970), trg E4732.
15 Như trên.
16 John Paul Vann, Các Nhận xét, Lexington, Kentucky, 8/1/1972, hồ sơ Vann Papers, Patterson School of Diplomacy and International Commerce, University of Kentucky, Lexington, Kentucky.
17 Thơ gởi của Abrams cho Wheeler và McCain, MAC 13555, 071007Z Tháng 10/1968, CMH.
18 Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ, The Cambodian Incursion (Washington: U.S. Army Center of Military History, 1979), trg 2.
19 Thomas Fleming, Society of the Cincinnati Lecture, Washington, D.C., 28/10/2005.
20 Anthony Joes, Resisting Rebellion (Lexington: University Press of Kentucky, 2004), trg 139. Joes viện dẫn Bruce Catton, Glory Road, trg 102 và 255, với Allan Nevins, The War for the Union: The Organized War to Victory, 1864-1865, trg 131.
21 John Keegan, The First World War (New York: Vintage Books, 2000),trg. 329-331.
22 Geoffrey Perret, There’s a War to Be Won (New York: Ivy Books, 1991), trg 453.
23 Như trên, trg 205.
24 Thơ gởi của Cliff Snyder, văn khố National Archives, cho Sorley, 20/5/2002: “Chúng tôi có 123 thùng về những Ban Thưởng “Awards” dành cho các Quân đội Việt Nam và Đồng Minh, 1965-1970. Chúng tôi cũng có 62 thùng về những Ban Thưởng “Awards” dành cho Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, 19711973. Sau cùng thì chúng tôi cũng có các lệnh tổng quát của MACV, 48 thùng cho 1964-1973. Mổi thùng có khả năng chứa đựng đến cả 1.000 trang”.

25 Một ví dụ là Đại Tá Lê Cầu, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 47, kẻ từng chiến đấu phục vụ cả hàng tá năm rồi còn bị thêm mười ba năm (mà 5 năm trong đó là bị biệt giam) tù của bọn cộng sản, cũng như từng đã dược trao thưởng Huy chương Bạc Hoa Kỳ và Huy chương Đồng Hoa Kỳ về tài chỉ huy dũng cảm tại chiến trường. Ông Cầu và gia đình đã định cư tái lập một cuộc sống mới tại Hoa Kỳ sau khi vợ ông là bà Vân Kiều đã làm việc như là một y tá nuôi nấng năm con cho tới khi chồng được trả tự do. Đọc Robert F. Dorr và Fred L. Borch, “U. S. Medals,” Army Times (13/3/2006), trg 52.
26 Tướng Cao Văn Viên và các người khác, The U.S. Adviser (Washington: U.S. Army Center of Military History, 1980), trg 142.
27 Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Territorial Forces (Washington: U.S. Army Center of Military History, 1978), trg 134.
28 Như trên, trg 34.
29 Tướng Creighton Abrams tại phiên họp Weekly Intelligence Estimate Update, 18/4/1971, trong tài liệu của Lewis Sorley xuất bản, Vietnam Chronicles (Lubbock: Texas Tech University Press, 2004), trg. 592.
30 Tướng Cao Văn Viên, Leadership (Washington: U.S. Army Center of Military History, 1981), trg 170.
31 Joes, Resisting Rebellion, trg 138.
32 Viên, Leadership, trg 169.
33 Thomas Polgar, như được viện dẫn trong sách của J. Edward Lee và Toby Haynsworth, xuất bản, White Christmas in April (New York: Peter Lang, 1975), trg 73.
34 Đại tá William LeGro, như được viện dẫn trong sách của Lee and Haynsworth, White Christmas in April, trg 67.
35 Đại sứ Ellsworth Bunker, phỏng vấn Oral History Interview, Lyndon Baines Johnson Presidential Library, trg I:11.
36 Viện dẫn trong sách của Jeffrey J. Clarke, Advice and Support: The Final Years (Washington: U.S. Army Center of Military History, 1988), trg 312.
37 Như đã được tường trình bởi Thiếu Tướng George I. Forsythe, sau khi tiếp xúc với Tổng Thống Thiệu vào ngày 20/1/1968, được viện dẫn trong tài liệu của Clarke, Final Years, trg 307.
38 Ban Tham Mưu Liên Quân, The History of the Joint Chiefs of Staff, trg 52-43.
39 Ghi chú lưu trử của Vincent Davis về một cuộc trao đổi viễn liên mà nhân đó, Vann đã diễn tả buổi thuyết trình của mình vào ngày 15/12/1969 tại Princeton, hồ sơ Vann Papers, Patterson School of Diplomacy and International Commerce, University of Kentucky, Lexington, Kentucky.
40 Lester A. Sobel xuất bản, South Vietnam: U.S.-Communist Confrontation in Southeast Asia, Bộ 6: 1971 (New York: Facts on File, 1973), trg 211.
41 Các Nhận Xét Remarks, Lexington, Kentucky, 8/1/1972, hồ sơ Vann Papers.
42 Phỏng vấn Ellsworth Bunker, Duke University Living History Project, Durham, North Carolina, 2/3/1979.
43 Cập nhật hóa tình báo hàng tuần Weekly Intelligence Estimate Update, 30/1/1971, trong tài liệu của Sorley, Vietnam Chronicles, trg 525.
44 Như trên, Cập nhật Hóa COMUS Update, 16/2/1971, trg 535.
45 Như trên, Thuyết trình COMUS Briefing với Đề Đốc McCain, 19/2/1971, và Cập nhật hóa tình báo hàng tuần Weekly Intelligence Estimate Update, 27/3/1971, trg 535, 577. Vài năm sau, Trung Tướng Sidney B. Berry đã gởi một lá thư cho Chủ biên báo Washington Post (18/5/1995) mà theo đó, ông có cho biết: “Tôi từng được hân hạnh chỉ huy lực lượng phi cơ trực thăng yểm trợ cho Chiến dịch Lam Sơn 719, và tôi cũng điều khiển công trình nghiên cứu cùng phân tích hiệu quả của không trợ bằng trực thăng vận trong chiến dịch đó. Nhân đây, tôi cũng xin báo cáo các con số đúng đáng về trực thăng Hoa Kỳ bị tổn thất vì hỏa lực địch trong chiến dịch đó. Cuộc phân tách hậu chiến dịch của Quân đội Mỹ đã cho thấy đã có 107 trực thăng bị địch bắn rớt trong trận Lam Sơn 719. Con số thiệt hại này đã xảy ra nhân 353.287 phi vụ với 134.861 giờ bay”.

46 Như trên, Thuyết trình COMUS Briefing với Đề Đốc McCain, 19/2/1971, trg 537.
47 Như trên, Cập nhật hóa tình báo hàng tuần Commanders Weekly Intelligence Estimate Update, 20/2/1971, trg 538539.
48 Như trên, trg 542.
49 Như trên, Cập nhật hóa COMUS Update, 24/2/1971, trg 543-544.
50 Như trên, Cập nhật hóa của Trung Tướng Ewell Update, 16/3/1971, trg 562.
51 Như trên, Cập nhật hóa COMUS Update, 4/3/1971,trg. 551.
52 Như trên, Cập nhật hóa COMUS Update, trg 550-551.
53 Như trên, Cập nhật hóa COMUS Update, trg 551.
54 Như trên, Cập nhật hóa COMUS Update, trg 557-558.
55 Như trên, Cập nhật hóa tình báo hàng tuần Commanders Weekly Intelligence Estimate Update, 20/3/1971, trg 564565.
56 Như trên, Cập nhật hóa, COMUS Update, 23/3/1971, trg 566.
57 Như trên, Cập nhật hóa tình báo hàng tuần Weekly Intelligence Estimate Update, 27/3/1971, trg 577.
58 Thơ của Trung Tướng James W. Sutherland gởi cho Abrams, Tam cá nguyệt QTR 0567, 281140Z Tháng 2/1971, bộ sưu tập đặc biệt Special Abrams Papers Collection, Carlisle Barracks, Pennsylvania.
59 Thơ của Trung Tướng General James W. Sutherland gởi cho Abrams, Tam cá nguyệt QTR 0446, 211040Z Tháng 3/1971, bộ sưu tập đặc biệt Special Abrams Papers Collection.
60 COMUS với Sir Robert Thompson, 25/3/1971, trong tài liệu của  Sorley, Vietnam Chronicles, trg 569.
61 Như trên, Báo cáo Sơ Lược của Bộ Trưởng Lục Quân, 26/4/1971, trg 608.
62 Như trên, COMUS với Sir Robert Thompson, 25/3/1971, trg 570.
63 Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh, Lam Son 719 (Washington: U.S. Army Center of Military History, 1979), trg 5.
64 Viện Military History Institute of Vietnam, Victory in Vietnam, bản chuyển ngữ của Merle L. Pribbenow (Lawrence: University Press of Kansas, 2002), trg 29.
65 John P. Vann, Thơ gởi Henry Cabot Lodge, 9/12/1969, hồ sơ Vann Papers.
66 Cập nhật hóa tình báo hàng tuần Weekly Intelligence Estimate Update, 30/10/1971, trong tài liệu của Sorley, Vietnam Chronicles, trg 686.
67 Thơ của Barnes gởi cho Weyand, PKU 0378, 100736Z Tháng 3/1972, hồ sơ MHI files.
68 Lưu Văn Lợi và Nguyễn Anh Vũ, Le Duc Tho-Kissinger Negotiations in Paris (Hanoi: World Publishing House, 1996), trg 66-67.
69 Các Nhận Xét Remarks, Lexington, Kentucky, 8/1/1972, hồ sơ Vann Papers. Vann có gợi ý là, nhìn lại bối cảnh Việt Nam, chúng ta cần phải biết là trong năm 1971, đã có 1.221 thương vong Mỹ tại Việt Nam và cũng trong cùng năm đó, thì lại đã có tới 1.647 người đã bị giết tại New York City.
70 Douglas Pike, “A Look Back at the Vietnam War: The View from Hanoi”, bài viết cho Hội thoại Vietnam War Symposium, The Wilson Center, Washington, D.C., 7-8/1/1983, trg 17.
71 John Paul Vann, Các Nhận Xét Remarks, Lexington, Kentucky, 8/1/1972, hồ sơ Vann Papers.
72 Viện Military History Institute of Vietnam, Victory in Vietnam, trg 283.
73 Douglas Pike, “The View from Hanoi,” trg 17.
74 Douglas Pike, PAVN: People’s Army of Vietnam (Novato: Presidio Press, 1986), trg 225.
75 Douglas Pike, “The View from Hanoi,” trg 17.
76 Cập nhật hóa tình báo hàng tuần Commanders Weekly Intelligence Estimate Update, 22/4/ 1972, trong tài liệu của Sorley, Vietnam Chronicles, trg 826.
77 Thơ của Abrams gởi cho Laird, MAC 04039, 020443Z Tháng 5/1972, hồ sơ CMH files.
78 Viện Military History Institute of Vietnam, Victory in Vietnam, trg 338.
79 Như trên, trg 350.
80 Melvin R. Laird, “Iraq: Learning the Lessons of Vietnam,” Foreign Affairs (Tháng 11 và 12/ 2005), trg 26.
81 The Washington Post (28/12/1968).
82 James L. Buckley, “Vietnam and Its Aftermath,” trong sách của Anthony T. Bouscaren xuất bản, All Quiet on the Eastern Front (Old Greenwich: Devin-Adair, 1977), trg 84.
83 Merle L. Pribbenow, Thơ gởi cho Sorley, 1/5/2002. Các ước lượng về số bị thương là do Trung Tướng Lê Trọng Tấn, Several Issues in Combat Guidance and Command (Hanoi: People’s Army Publishing House, 1979), trg 353.
84 Trong tài liệu của Lee và Haynsworth, trg 67.
85 Như viện dẫn trong sách của Todd, Cruel April, trg 145.
86 Seth Mydans, “A War Story’s Missing Pages,” The New York Times (24/4/2000).
87 Vietnam Magazine (Tháng 8/1990), trg 6.
88 The Boston Globe (30/4/2000).
89 Đại tá Stuart Herrington, “Fall of Saigon,” Truyền hình Discovery Channel, 1/5/1995.
90 Douglas Pike, tài liệu PAVN, trg 310n5.
91 Bộ trưởng Nhập Cư Úc Michael MacKellar từng được viện dẫn như đã nói là “độ phân nữa người vượt biển đã phải bỏ mạng” khi kết luận bằng cách căn cứ vào “những lần trao đổi với người tỵ nạn và với các nguồn tin tình báo”. Do đó, vào năm 1979, ông đã tuyên bố, “chúng ta có thể tin được con số tử vong là từ 100.000 đến 200.000 nạn nhân trong bốn năm cuối vừa qua”. Báo The Age, The Boat People: An Age Investigation (Middlesex: Penguin Books, 1979), trg 80. Chiếu theo James Banerian, Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế đã ước lượng là đã có tới 300.000 thuyền nhân đã từng bỏ mạng khi cố gắng ra đi tìm tự do. Losers Are Pirates, trg 2.

*****

Lewis Sorley
(Bài Diển thuyết tại Trung Tâm Vietnam Center Texas Tech University Lubbock, Texas vào ngày 17 tháng 3 năm 2006)

VỀ TÁC GIẢ

Lewis Sorley từng phục vụ ở Việt Nam trong tư cách là một quan chức điều hành của một tiểu đoàn thiết giáp đóng quân ở vùng Cao Nguyên Trung Phần. Ông là  thế hệ thứ ba của going họ mà đã tốt nghiệp United States Military Academy (Học viện Quân sự Hoa Kỳ), và cũng đã tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Johns Hopkins. Trong suốt hai thập niên phục vụ trong quân đội, ông đã từng chỉ huy các đơn vị thiết giáp và thiết vận xa ở Hoa Kỳ, Đức và cũng như Việt Nam, cũng như đã phục vụ trong các nhiệm vụ tham mưu ở Văn phòng Bộ Quốc phòng và Văn phòng Tham Mưu Trưởng Lục quân, và cũng nằm trong Ban Giảng Huấn tại West Point và Army War College (Trường Cao đẳng Lục Quân Hoa Kỳ).

Ông là tác giả của hai bộ tiểu sử, Thunderbolt: General Creighton Abrams and the Army of His Times and Honorable Warrior: General Harold K. Johnson and the Ethics of Command, and a history entitled A Better War: The Unexamined Victories and Final Tragedy of America’s Last Years in Vietnam. Ông cũng đã sao chép lại và biên tập bộ Vietnam Chronicles: The Abrams Tapes, 1968-1972.

*****