2018: Giáo dục Việt Nam với những sự kiện có 1-0-2

Gian lận thi cử động trời; Hàng loạt vụ bạo lực học đường; Hiệu trưởng bị tố dâm ô hàng loạt học sinh nam tại Phú Thọ, tranh cãi quay sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục....là những kiện giáo dục được dư luận đặc biệt quan tâm trong năm 2018.

Gian lận thi cử động trời, chưa từng có trong lịch sử

Năm 2018, sai phạm trong chấm thi THPT quốc gia  được đánh giá là vụ gian lận chưa từng có trong lịch sử các kỳ thi.

Sự việc bắt nguồn từ những nghi vấn về những bài thi điểm cao tại Hà Giang – địa phương mà theo thống kê chỉ có mức trung bình điểm thi THPT quốc gia xếp áp chót cả nước.

2018: Giáo dục Việt Nam với những sự kiện có 1-0-2 - 1

5 cán bộ giáo dục của Sơn La đã bị khởi tố.

Hàng trăm bài thi THPT quốc gia của thí sinh Hà Giang từ 0 -2 điểm bỗng chốc được phù phép thành điểm 9, biến những học sinh làng nhàng này thành "tốp 10 cả nước".

Kết quả thi thật của những thí sinh này tăng vượt bậc khiến dư luận không khỏi đưa ra những nghi ngờ, bởi đề thi năm nay được đánh giá là khó và độ phân hóa cao trong khi phổ điểm của thí sinh cả nước rất thấp.

Sự việc chưa kịp "nguội" ở Hà Giang thì việc sửa điểm "nóng" lên ở Sơn La, Hoà Bình và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Ngay sau đó, hàng loạt cán bộ giáo dục đã bị khởi tố.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng lên tiếng và nhận trách nhiệm trước bê bối gian lận thi cử động trời của ngành giáo dục trong năm 2018.

Ông Phùng Xuân Nhạ khẳng định, sau sự việc xảy ra tại Hà Giang, Sơn La, Bộ GD-ĐT sẽ nghiêm túc rà soát kỹ lưỡng lại toàn bộ quy trình tổ chức thi, nhất là khâu chấm thi, khắc phục những bất cập để hạn chế tới mức thấp nhất các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trong các kỳ thi tiếp theo.

Hiệu trưởng bị tố lạm dụng tình dục nam sinh

Tháng 12/2018, sự việc ông Đinh Bằng My - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn (Phú Thọ) vừa bị Công an khởi tố, bắt tạm giam về tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”, khiến nhiều người bàng hoàng.

2018: Giáo dục Việt Nam với những sự kiện có 1-0-2 - 2

Ông Đinh Bằng My - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn (Phú Thọ) vừa bị Công an khởi tố, bắt tạm giam.

Ngày 15/12, ông Nguyễn Văn Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Thanh Sơn cho biết cơ quan điều tra vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh Bằng My (hiệu trưởng trường THCS dân tộc nội trú Thanh Sơn) để điều tra hành vi dâm ô trẻ em.

Bộ yêu cầu Sở GD&ĐT Phú Thọ xác minh, phối hợp xử lý nghiêm nếu có việc vi phạm đạo đức nhà giáo.

Trước đó, VTV24 đã có phóng sự ghi lại lời những em học sinh theo học tại trường THCS dân tộc nội trú Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ về việc bị hiệu trưởng là ông Đinh Bằng My gọi lên phòng làm việc riêng, sau đó có những hành vi xâm hại tình dục đối với các em.

Theo VTV, trong sự việc ở trường Phổ thông dân tộc nội trú Thanh Sơn, đau xót hơn cả là nhiều giáo viên biết rõ sự việc, không những không đấu tranh lại còn trêu các em “có được thầy cho ăn kẹo mút không?”. 

Sự im lặng vô cảm suốt bao năm qua của cả tập thể nhà trường chất chứa thành những nỗi đau ám ảnh về tinh thần và thể xác mà nhiều em học sinh.

Đến nay, cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam ông My vì bị tố cáo đã dâm ô hàng chục nam sinh tại trưởng Phổ thông dân tộc nội trú Thanh Sơn.

Hiện vụ việc vẫn đang được Công an huyện Thanh Sơn tiếp tục điều tra, làm rõ.

Liên tiếp các vụ bạo lực học đường: bắt học sinh ngậm dép, uống nước giẻ lau, tát 231 cái... 

Có lẽ chưa có năm nào, bạo lực học đường lại khiến dư luận xôn xao nhiều đến vậy. Giáo viên bắt học sinh quỳ gối, giáo viên cho học sinh tát bạn, giáo viên ép học sinh uống nước giặt giẻ lau.

2018: Giáo dục Việt Nam với những sự kiện có 1-0-2 - 3

N. bị tát 231 cái khiến em choáng váng đầu óc phải nhập viện cấp cứu.

Ngày 28/2, trong lúc giảng dạy, cô B.T.T.N (giáo viên Trường Tiểu học Bình Chánh, Bến Lức, Long An) đã  phạt một số học sinh bằng hình thức bắt quỳ gối vì vi phạm nội quy.

Ngay sau đó, 4 phụ huynh có con bị phạt đã đến trường trách móc cách hành xử của cô N. Cô N. đã nhận lỗi và hứa sẽ khắc phục sai sót.

Tuy vậy, 1 phụ huynh trong số đó đã không chấp nhận lời xin lỗi này. Trước áp lực của phụ huynh, cô giáo phải quỳ xuống xin lỗi phụ huynh học sinh ngay tại trường, trước sự chứng kiến của đông đảo đồng nghiệp và các em học sinh tiểu học.

Tháng 4/2018, gia đình cháu P.P.A (học sinh lớp 3A5, Trường Tiểu học An Đồng, huyện An Dương, TP.Hải Phòng) phản ánh việc cháu P.A do nói chuyện trong lớp nên đã bị cô giáo chủ nhiệm là cô Nguyễn Thị Minh Hương yêu cầu uống cốc nước được vắt từ giẻ lau bảng. Cháu đã thực hiện theo yêu cầu của cô. Cháu sợ nên không nói với ai.

Sự việc gây nên sự phẫn nộ bởi hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường giáo dục của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương. Sau đó, ngày 5/4, cô Hương đã bị buộc thôi việc.

Đến tháng 11/2018, dư luận lại phẫn nộ trước thông cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy (SN 1977, GVCN dạy Toán và Công nghệ của lớp 6.2, trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình cho cả lớp tát học sinh H.L.N. 231 cái vì nghi em này nói tục trong lớp.

Lĩnh trọn 231 cái tát, em N. choáng váng, phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng 2 má thâm đen, sưng tấy, khó nhai nuốt. 

Về phía nhà trường, bà Phạm Thị Lệ Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh khẳng định sẽ xử lý nghiêm vụ việc. Ngày 26/11, Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đã ra Quyết định khởi tố vụ án để điều tra.

Tháng 12/2018, trong khi dư luận chưa kịp lắng xuống sau vụ cô giáo chỉ đạo tát học sinh 231 cái thì ngay giữa  thủ đô Hà Nội lại xảy ra vụ việc gây sốc khác. Theo phản ánh của phụ huynh lớp 2A5 trường Tiểu học Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội), ngày 3/12, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu bạn Đ. cùng lớp tát bạn P. 50 cái vì nói bậy. Tát đến cái 20 thì bạn P. khóc lớn và đau đớn, cô giáo này yêu cầu dừng lại. Học sinh này sau đó phải nghỉ học vì một bên mặt bị sưng và tâm lí hoảng sợ không dám đến trường.

Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin sự việc, Sở GD&ĐT đã ngay lập tức có công văn chỉ đạo Phòng GD&ĐT quận Đống Đa, khẩn trương kiểm tra, xác minh, kết luận nội dung phản ánh việc học sinh bị cô giáo cho bạn tát 50 cái, xảy ra tại Trường tiểu học Quang Trung, quận Đống Đa.

Kết luận của đoàn kiểm tra, xác minh của quận khẳng định "có sự việc nêu trên" và sẽ đưa ra hình thức kỷ luật đối với cô giáo.

Nhiều quan chức "rơi" khỏi danh sách công nhận giáo sư

Năm 2018, dư luận dấy lên nghi ngại kết quả công nhận chức danh giáo sư. Dư luận cho rằng, kết quả này không thực chất; đặc biệt là khi xuất hiện những cá nhân "ngoại hạng" (ngoài hoạt động chuyên môn là giảng dạy, nghiên cứu) như bộ trưởng, thứ trưởng, bí thư huyện uỷ, giám đốc…

2018: Giáo dục Việt Nam với những sự kiện có 1-0-2 - 4

Trong số các ứng viên chưa được công nhận giáo sư năm 2018 có Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Ngay lập tức, Hội đồng chức danh giáo sư đã rà soát lại. Kết quả, có 95 ứng viên “rơi” khỏi danh sách công nhận giáo sư. Trong số này, nhiều quan chức đã không có tên so với danh sách ban đầu.

Với 85 ứng viên giáo sư được công bố lần đầu vào cuối tháng 1/2018 thì danh sách đạt chuẩn vừa được ban hành chỉ còn 74 giáo sư. Trong số các ứng viên chưa được công nhận giáo sư năm 2018 có một số người đang là quan chức như Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Quân.

Tháng 8/2018, Thủ tướng đã ban hành quyết định mới về công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, PGS với những cải tiến tích cực và được dư luận kỳ vọng.

Tranh cãi về sách Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục gây bão mạng xã hội

Năm 2018, trên mạng xã hội, nhiều người phản đối phương pháp giáo dục Công nghệ giáo dục. Đỉnh điểm sau khi gần đây, một clip đánh vần bằng ô vuông và hình tròn của giáo viên được đăng tải khiến nhiều người phản đối kịch liệt.

2018: Giáo dục Việt Nam với những sự kiện có 1-0-2 - 5

GS Hồ Ngọc Đại trải lòng về phương pháp công nghệ giáo dục.

Không những thế, nhiều người còn dùng những lời lẽ khiếm nhã để nói về GS Hồ Ngọc Đại cùng phương pháp công nghệ giáo dục.

Đối với sách công nghệ giáo dục, các cự học sinh của trường Thực Nghiệm cho rằng, nếu mọi người còn chưa hài lòng đôi chỗ trong sách thì có thể góp ý chân thành trên tinh thần xây dựng để nó hoàn thiện hơn. Những người làm sách chắc chắn luôn lắng nghe để những lần tái bản sau sẽ hoàn chỉnh, chỉn chu hơn lần xuất bản trước, chứ ừng dùng những từ khiếm nhã dành cho người thầy đáng tuổi cha, tuổi ông của mình chứ đừng dùng những từ khiếm nhã dành cho người thầy đáng tuổi cha, tuổi ông của mình.

Dư luận cũng cho rằng, việc triển khai tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục có lợi ích nhóm. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Hữu - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT khẳng định, không có lợi ích nhóm trong việc triển khai tài liệu này.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải trình về gian lận thi cử, sách giáo khoa

Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, vị tư lệnh ngành nhận nhiều phiếu tín nhiệm thấp nhất - chiều 26-10 đã giải trình trước...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN